Lãi suất tăng tác động ra sao tới hoạt động thanh toán nợ của các nền kinh tế?

Theo một nghiên cứu do tờ The Economist thực hiện, sau những năm 2010 với lãi suất ổn định, giới chức các ngân hàng trung ương trên thế giới đang trở nên ngày một bận rộn khi lạm phát tăng phi mã.

Tờ báo đã lựa chọn 58 quốc gia, cả phát triển lẫn mới nổi, chiếm tổng cộng hơn 90% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, để nghiên cứu tổng số tiền nợ và lãi mà các doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ các nước này cần trả và từ đó xác định ảnh hưởng của lãi suất tăng đối với nợ quốc gia.

Những ước tính và giả định

Trong quý 1/2021, lãi suất chính sách trung bình của nhóm 58 quốc gia đứng ở mức 2,6%. Đến quý cuối cùng của năm 2022, con số trên đã tăng lên lên 7,1%.

112937-thi-truong-my-bien-dong-trai-chieu-sau-khi-fed-tang-lai-suat-lan-dau-tien-trong-nam-2023-37.jpg

Bên ngoài Sàn Giao dịch chứng khoán New York trước thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2023. Ảnh: Thanh Tuấn - Phóng viên TTXVN tại New York

Tổng nợ của nhóm 58 nước này cũng tăng từ 255.000 tỷ USD, tương đương 320% GDP hồi trước đại dịch lên mức kỷ lục 300.000 tỷ USD, tương đương 345% GDP .

Vào năm 2021, tổng tiền lãi cần trả của 58 nước trong nghiên cứu là 10.400 tỷ USD, tương đương 12% tổng GDP của nhóm. Đến 2022, con số này tăng lên mức 13.000 tỷ USD, tương đương 14,5% GDP.

Những ước tính nêu trên của The Economist dựa trên một số giả định cụ thể. Trong thế giới thực, lãi suất cao hơn không ngay lập tức đẩy mức trả lãi và tiền vay gốc các khoản nợ tăng lên, ngoại trừ những khoản nợ có lãi suất thả nổi.

Trái phiếu chính phủ thường đáo hạn trong khoảng 5 đến 10 năm, còn các doanh nghiệp và hộ gia đình thì thường vay với kỳ hạn ngắn hạn hơn. Vì vậy, The Economist giả định tác động của việc tăng lãi suất sẽ lan tới tới nợ công trong vòng 5 năm và trong khoảng 2 năm với nợ của các hộ gia đình và công ty.

Để dự đoán những gì có thể xảy ra trong vài năm tới, The Economist lại đưa ra thêm vài giả định khác.

Những người đi vay thường phản ứng với mức lãi suất cao hơn bằng cách trả bớt nợ để các khoản thanh toán lãi không vượt quá tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) - câu lạc bộ của các ngân hàng trung ương - cho thấy lãi suất cao hơn sẽ làm tăng các khoản thanh toán lãi cho khoản nợ so với thu nhập, tức là việc giảm quy mô khoản nợ không hoàn toàn giúp giảm chi phí vay.

Dựa trên kết luận đó, The Economist giả định rằng thu nhập danh nghĩa của các quốc gia sẽ tăng theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và tỷ lệ nợ trên GDP đứng yên. Điều này có nghĩa là thâm hụt ngân sách hàng năm là 5% GDP, thấp hơn so với trước COVID-19.

Sau khi áp dụng các giả định, The Economist dự báo tổng tiền lãi phải trả của nhóm 58 nền kinh tế này sẽ tăng tương đương 17% GDP vào năm 2027, nếu lãi suất đi theo con đường được định giá theo diễn biến của thị trường trái phiếu chính phủ. Nếu thị trường lỡ đánh giá thấp mức độ thắt chặt của các ngân hàng trung ương, con số trên có thể lên tới tương đương 20% GDP.

Một con số như vậy tuy rất lớn nhưng đã từng xảy ra. Chi phí trả lãi vay ở Mỹ đã vượt quá 20% GDP trong đợt lạm phát thời kỳ những năm 1980, thời kỳ bùng nổ kinh tế những năm 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.

Tuy nhiên, một hóa đơn trung bình có kích thước lớn như vậy sẽ che giấu sự khác biệt lớn giữa các ngành và quốc gia. Ví dụ, Chính phủ Ghana sẽ phải đối mặt với hệ số nợ trên tổng thu ngân sách lên tới 6 và lợi suất trái phiếu chính phủ là 75%. Điều này đồng nghĩa chi tiêu nhà nước sẽ bị cắt giảm rất lớn.

Quảng cáo

Lạm phát có thể giảm nhẹ gánh nặng trên bằng cách đẩy doanh thu thuế danh nghĩa, thu nhập hộ gia đình và lợi nhuận doanh nghiệp lên cao hơn. Nợ toàn cầu tính theo tỷ lệ GDP cũng đã rời khỏi mức đỉnh 355% vào năm 2021.

Nhưng sự hỗ trợ này lại bị xóa nhòa bởi xu hướng gia tăng lãi suất. Chẳng hạn như ở Mỹ, lãi suất thực được đo bằng lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm không chịu tác động từ lạm phát đừng ở mức 1,5%, cao hơn so với mức trung bình 0,35% vào năm 2019.

Gánh nặng nợ nần

Vậy nhóm nào đang phải chịu gánh nặng nợ nêu trên? The Economist đã xếp hạng các hộ gia đình, công ty và chính phủ của 58 quốc gia theo hai biến số: Tỷ lệ nợ trên thu nhập và mức tăng lãi suất trong ba năm qua.

Với các hộ gia đình, những nước giàu gồm Hà Lan, New Zealand và Thụy Điển nhạy cảm hơn với việc tăng lãi suất. Cả ba đều có mức nợ hộ gia đình gần gấp đôi thu nhập khả dụng và đã chứng kiến lợi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn tăng hơn 3 điểm phần trăm kể từ cuối năm 2019.

Tuy nhiên, các quốc gia có ít thời gian để chuẩn bị cho việc tăng lãi suất có thể gặp nhiều khó khăn so với các quốc gia mắc nợ nhiều hơn. Như tại Hà Lan, các khoản vay thế chấp mua nhà ở nước này thường có lãi suất cố định dài hạn - nghĩa là các hộ gia đình tại đây ít chịu tác động từ lãi suất tăng cao hơn.

Ngược lại, các hộ gia đình ở những nước khác có xu hướng vay các khoản ngắn hạn có lãi suất cố định hoặc vay với các điều khoản linh hoạt. Ở Thụy Điển, các khoản thế chấp có lãi suất thả nổi chiếm gần 2/3, đồng nghĩa là các vấn đề do lãi suất tăng có thể phát sinh nhanh hơn.

Ở các nền kinh tế mới nổi, số liệu khó được thống kê đầy đủ. Mặc dù tỷ lệ nợ trên thu nhập của những nước này thấp hơn, song cũng phần nào phản ánh thực tế là các hộ gia đình khó nhận được các khoản tín dụng chính thức.

Đối với nhóm doanh nghiệp, nhu cầu tiêu dùng tăng cao đã giúp tăng lợi nhuận cho họ. Tại 33 trong số 39 quốc gia có dữ liệu, tỷ lệ nợ trên tổng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp đã giảm trong năm qua.

Như tại Ấn Độ, bất chấp cuộc khủng hoảng của tập đoàn Adani Group, doanh nghiệp Ấn Độ vẫn gây ấn tượng bởi tỷ nợ trên thu nhập tương đối thấp là 2,4 và lãi suất tăng khá hạn chế.

Dù vậy, gánh nặng nợ nần và điều kiện tài chính thắt chặt có thể vẫn là quá sức với một số công ty. Cơ quan xếp hạng tín dụng S&P Global cho biết, tỷ lệ vỡ nợ đối với trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng đầu cơ ở châu Âu đã tăng từ dưới 1% hồi đầu năm lên hơn 2% vào cuối năm 2022. Các công ty Pháp có tỷ lệ nợ trên tổng lợi nhuận hoạt động lên tới 9, cao hơn bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ Luxembourg.

Cuối cùng và gánh nhiều hậu quả nhất là nợ chính phủ. Daleep Singh, một chuyên gia cấp cao của công ty quản lý tài sản PGIM cho biết một biến số quan trọng cần theo dõi là phần bù rủi ro của khoản nợ (risk premium on debt – chỉ khoản lợi mà thị trường muốn để đổi lại việc nắm giữ trái phiếu của một quốc gia và cao hơn lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ).

Chính phủ các nước giàu hầu hết đang thực hiện tốt biện pháp này. Nhưng Italy vẫn là một rủi ro lớn khi nước này ghi nhận lợi suất trái phiếu gia tăng cao nhất trong nhóm được khảo sát.

Khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thắt chặt chính sách tiền tệ, họ đã ngừng mua trái phiếu chính phủ và sẽ bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán vào tháng Ba. Điều này có khả năng đến một cuộc khủng hoảng tín dụng.

Các nền kinh tế mới nổi thì ngày càng có xu hướng vay mượn bằng nội tệ, nhưng các quốc gia đang vật lộn với các khoản nợ nước ngoài có thể cần sự giúp đỡ.

Argentina gần đây đã đạt thỏa thuận cứu trợ với IMF, đi kèm điều kiện phải “thắt lưng buộc bụng”. Ghana cũng tiếp bước Argentina và bắt đầu thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ trong nỗ lực để nhận được hỗ trợ từ IMF.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City