Lãi suất đồng USD sẽ được giữ ở ngưỡng cao đến khi nào?

Việc không hành động đủ mạnh để ngăn áp lực giá cả tăng nóng sẽ có thể khiến cho lạm phát tăng trở lại ở một thời điểm sau này, chính vì vậy khi đó sẽ cần đến nhiều động thái mạnh tay hơn.

Ngày một nhiều các chuyên gia kinh tế, trong đó có chính các nhân viên thuộc Fed, hiện đang dự báo nước Mỹ sẽ tránh được suy thoái kinh tế dù rằng sẽ phải cần sang đến năm 2024 mới có thể chắc chắn được về điều này.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nói ông tin ngân hàng trung ương sẽ hướng đến việc kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát trở lại ngưỡng mục tiêu 2%, dù rằng nhiệm vụ này nhiều khả năng sẽ còn đương đầu với những thách thức.

Việc không hành động đủ mạnh để ngăn áp lực giá cả tăng nóng sẽ có thể khiến cho lạm phát tăng trở lại ở một thời điểm sau này, chính vì vậy khi đó sẽ cần đến nhiều động thái mạnh tay hơn. Ngoài ra, cũng có rủi ro rằng hiệu ứng chậm của chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhất trong bốn thập kỷ cũng sẽ kéo kinh tế vào suy thoái.

“Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng bất kỳ yếu tố này trong tổng thể kinh tế nói chung sẽ rõ ràng trong vòng vài quý tới dù rằng trên thực tế lạm phát đã giảm. Fed dường như đi trước thị trường trong việc nhận diện được hướng diễn biến của nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế cao cấp tại ngân hàng Barclays – ông Jonathan Miller phân tích.

Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) định nghĩa suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể về hoạt động kinh tế kéo dài nhiều hơn vài tháng. Thông thường sẽ mất khoảng 21 tháng để có thể kết luận về một diễn biến như vậy trong nền kinh tế sau khi NBER nghiên cứu chi tiết và tổng quan các báo cáo và số liệu kinh tế.

Trên thực tế, không có định nghĩa nào chính thức về “hạ cánh mềm”, phần lớn các chuyên gia kinh tế coi đó như sự hạ nhiệt của lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế hay tổn hại đến thị trường lao động.

Con đường điều chỉnh chính sách chưa bao giờ dễ dàng. Kết quả nghiên cứu của phó chủ tịch Fed Alan Blinder cho thấy trong 11 đợt siết chặt chính sách tiền tệ giai đoạn từ năm 1965 đến năm 2022 cho thấy rằng 4 đợt dẫn đến lạm phát ổn định hoặc giảm đi, các đợt còn lại dẫn đến kinh tế “hạ cánh cứng” hoặc tăng tốc lạm phát trong hai năm sau đó.

“Hiện đang có rủi ro từ cả hai phía. Tôi nghĩ chúng ta sẽ hiểu rõ được vấn đề này vào mùa xuân năm sau”, phó chủ tịch Fed từ năm 2018 đến năm 2022 và hiện đang là tư vấn kinh tế cao cấp tại quỹ Pacific Investment Management – ông Richard Clarida phân tích.

Các quan chức Fed hiện đang nhìn vào khoảng thời gian dài hơn. Ủy ban Thị trường mở thuộc Fed (FOMC) hiện đang dự báo về khả năng lạm phát chạm ngưỡng 2% không lâu sau năm 2025.

Quảng cáo

Bởi việc lèo lái cho nền kinh tế tránh một hậu quả như vậy khá tốn thời gian, ủy ban đang ước tính lãi suất sẽ phải duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian dài. Họ đang dự báo về khả năng lạm phát ở mức 4,6% vào cuối năm sau, cao hơn 2 điểm so với xu thế dài hạn và cao hơn nửa điểm phần trăm so với kỳ vọng của thị trường.

Chỉ số quan trọng đo lường giá cả tiêu dùng Mỹ tăng nhẹ đến tháng thứ 2 liên tiếp, thực tế này khiến nhiều người hy vọng vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thể kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Chỉ số giá tiêu dùng lõi, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, tăng 0,2% đến tháng thứ 2 liên tiếp, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) công bố vào ngày thứ Năm, đây là ngưỡng tăng thấp nhất của chỉ số giá tiêu dùng Mỹ trong 2 năm.

Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng lõi có thể coi như chỉ báo tốt hơn của lạm phát hơn là chỉ số CPI toàn phần vốn ghi nhận mức tăng 0,2% trong tháng gần nhất. Chỉ số CPI hàng năm tuy nhiên tăng nhẹ do nền so sánh thấp của một năm trước.

Diễn biến của lạm phát, kết hợp với tăng trưởng kinh tế vững vàng và thị trường lao động đang dần ổn định, cho thấy diễn biến mới trong định hướng của ngân hàng trung ương. Việc lãi suất cơ bản đồng USD cao nhất trong 22 năm có vai trò quan trọng trong bình ổn áp lực giá cả, tuy nhiên vẫn chưa đẩy kinh tế vào suy thoái, điều mà các chuyên gia kinh tế cho rằng hiển nhiên sẽ đến.

Dù rằng báo cáo CPI mới nhất làm tăng khả năng Fed không thay đổi lãi suất trong cuộc họp vào tháng sau, lạm phát hiện vẫn đang ở trên ngưỡng mục tiêu. Các quan chức của Fed cũng có nhiều số liệu cần phải cân nhắc trước đó.

Theo thống kê chi tiết, khoảng hơn 90% sự bình ổn của chỉ số CPI toàn phần là do chi phí nhà ở đã hạ nhiệt suốt từ đầu năm. Giá nhà qua sử dụng, trong khi đó, đã giảm đến tháng thứ 2 liên tiếp còn giá vé máy bay hạ sâu nhất tính từ đầu đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, trong tháng gần nhất, giá cả của một số loại nhu yếu phẩm tăng mạnh. Giá thực phẩm tăng mạnh nhất tính từ đầu năm nay, giá xăng tăng cao. Bảo hiểm ô tô tăng mạnh nhất tính từ năm 1976.

Một báo cáo riêng lẻ vào ngày thứ Năm cho thấy số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng mạnh nhất trong 2 tháng.

Nếu loại bỏ giá nhà đất và năng lượng, giá dịch vụ tăng 0,2% so với tháng liền trước, ghi nhận mức tăng đáng kể trong tháng 6/2023.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?