Nguyên nhân đợt tăng điểm mùa hè của chứng khoán Mỹ hạ nhiệt

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do đại học University of Michigan công bố cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng hạ nhiệt sau khi chạm ngưỡng cao nhất trong gần 2 năm.

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo về nhu cầu dầu cao kỷ lục và nguồn cung hạn chế, giá dầu vì vậy có 7 tuần tăng liên tiếp, chuỗi thời gian tăng dài nhất tính từ năm 2022, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 41 cent tương đương 0,5% lên 86,81USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 37 cent tương đương 0,5% lên 83,19USD/thùng. Còn tính cả tuần, cả hai loại giá dầu tăng khoảng 0,5%.

IEA ước tính nhu cầu dầu toàn cầu sẽ lập kỷ lục 103 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2023 và có thể lập thêm đỉnh khác ngay trong tháng này.

Trong khi đó, các biện pháp cắt giảm sản lượng từ Saudi Arabia và Nga sẽ có thể “dọn đường” cho việc tồn kho dầu giảm sâu trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023, điều mà IEA cho rằng có thể đẩy giá dầu tăng lên cao hơn nữa.

Vào ngày thứ Năm, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh cho biết dự báo nhu cầu dầu toàn cầu có thể tăng ước tính 2,44 triệu thùng dầu/ngày trong năm nay, không thay đổi so với dự báo trước đó. Triển vọng của thị trường dầu dường như vẫn ổn trong khoảng thời gian còn lại của năm, OPEC nhấn mạnh.

Số liệu kinh tế Mỹ công bố trong tuần này cũng giúp tâm lý thị trường cải thiện, thực tế này giúp cho thị trường đồn đoán về khả năng Fed đang đến điểm cuối của chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ.

Các biện pháp cắt giảm sản lượng và triển vọng kinh tế sáng sủa hơn đã khiến cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường dầu trở nên ngạc nhiên, theo chuyên gia phân tích tại quỹ OANDA – ông Craig Erlam. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy động lực tăng của giá dầu đang yếu đi sau khoảng thời gian tăng mạnh. Trong ngày thứ Năm, giá dầu Brent chạm ngưỡng cao nhất tính từ tháng 1/2023, chỉ một ngày sau khi giá dầu WTI chạm ngưỡng cao nhất trong năm nay.

Lần gần nhất giá dầu Brent tăng liên tiếp 7 tuần chính là vào giai đoạn từ tháng 1 và tháng 2/2022, trước căng thẳng Nga – Ukraine.

Quảng cáo

Tại Mỹ, số lượng giàn khoan dầu sau khi giảm 8 tuần liên tiếp thì đến tuần gần nhất duy trì ổn định ở mức 525 giàn khoan, theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.

Số lượng giàn khoan dầu ổn định cho thấy nhiều doanh nghiệp sản xuất dầu của Mỹ hiện vẫn đang duy trì sự ổn định trong khai thác dầu.

Số liệu kinh tế trái chiều từ Trung Quốc không khỏi ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Dù rằng số liệu mới công bố cho thấy nhập khẩu dầu thô tháng 7/2023 tăng so với cùng kỳ năm, tuy nhiên so với tháng liền trước lại giảm đến 14,5% và rơi xuống ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 1/2023.

Tính đến hết tuần trước, giá dầu thô có tuần tăng thứ 6 bởi nguồn cung của OPEC+ hạ sâu, ngoài ra nhiều người kỳ vọng vào khả năng nhu cầu dầu tại Trung Quốc phục hồi.

Vào ngày thứ Ba, Saudi Arabia tái khẳng định sự ủng hộ đối với các biện pháp sản lượng thận trọng của nhóm nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh nhằm bình ổn thị trường.

Nhập khẩu dầu tháng 7/2023 của Trung Quốc giảm đến 18,8% so với tháng liền trước và xuống mức thấp nhất tính từ tháng 1/2023, tuy nhiên vẫn cao hơn 17% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, nhập khẩu dầu của Trung Quốc tháng 7/2023 giảm 12,4%, mức hạ như vậy sâu hơn so với mức 5% theo kỳ vọng. Xuất khẩu dầu thô của Trung Quốc hạ 14,5% so với mức hạ 12,5% theo dự báo của các chuyên gia.

Dù rằng số liệu kinh tế bi quan, một số chuyên gia phân tích hiện vẫn đang lạc quan về triển vọng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 8 cho đến đầu tháng 10/2023.

Nhận định về nhu cầu dầu của Trung Quốc, chuyên gia phân tích thuộc quỹ CMC Markets – ông Leon Li cho rằng mùa cao điểm của hoạt động xây dựng và sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 9/2023, tiêu thụ xăng cũng sẽ tăng lên.

Trong tuần trước, Saudi Arabia đã quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày cho đến tháng 9/2023. Dù rằng giá dầu Brent tăng lên trên mức 80USD/thùng, có thể Saudi Arabia đang nhắm đến ngưỡng cao hơn thế, chuyên gia phân tích về khai mỏ và năng lượng tại Ngân hàng Thịnh vượng Australia nhận định.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với USD. Động thái này được đưa ra sau khi Washington tuyên bố áp thuế 125% với hàng hoá của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đồng NDT tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 200% với rượu vang, sâm panh và rượu khác nhập khẩu từ Pháp và các nước EU, nếu như khối này không dỡ bỏ mức thuế đánh vào rượu whisky của Mỹ.

Rượu, bia có thể chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 100% Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu: "Không thể cứ tăng thuế thì nâng giá bán"

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc