Chỉ số quan trọng đo lường giá cả tiêu dùng Mỹ tăng nhẹ đến tháng thứ 2 liên tiếp, thực tế này khiến nhiều người hy vọng vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thể kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.
Chỉ số giá tiêu dùng lõi, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, tăng 0,2% đến tháng thứ 2 liên tiếp, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) công bố vào ngày thứ Năm, đây là ngưỡng tăng thấp nhất của chỉ số giá tiêu dùng Mỹ trong 2 năm.
Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng lõi có thể coi như chỉ báo tốt hơn của lạm phát hơn là chỉ số CPI toàn phần vốn ghi nhận mức tăng 0,2% trong tháng gần nhất. Chỉ số CPI hàng năm tuy nhiên tăng nhẹ do nền so sánh thấp của một năm trước.
Diễn biến của lạm phát, kết hợp với tăng trưởng kinh tế vững vàng và thị trường lao động đang dần ổn định, cho thấy diễn biến mới trong định hướng của ngân hàng trung ương. Việc lãi suất cơ bản đồng USD cao nhất trong 22 năm có vai trò quan trọng trong bình ổn áp lực giá cả, tuy nhiên vẫn chưa đẩy kinh tế vào suy thoái, điều mà các chuyên gia kinh tế cho rằng hiển nhiên sẽ đến.
Dù rằng báo cáo CPI mới nhất làm tăng khả năng Fed không thay đổi lãi suất trong cuộc họp vào tháng sau, lạm phát hiện vẫn đang ở trên ngưỡng mục tiêu. Các quan chức của Fed cũng có nhiều số liệu cần phải cân nhắc trước đó.
Theo thống kê chi tiết, khoảng hơn 90% sự bình ổn của chỉ số CPI toàn phần là do chi phí nhà ở đã hạ nhiệt suốt từ đầu năm. Giá nhà qua sử dụng, trong khi đó, đã giảm đến tháng thứ 2 liên tiếp còn giá vé máy bay hạ sâu nhất tính từ đầu đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, trong tháng gần nhất, giá cả của một số loại nhu yếu phẩm tăng mạnh. Giá thực phẩm tăng mạnh nhất tính từ đầu năm nay, giá xăng tăng cao. Bảo hiểm ô tô tăng mạnh nhất tính từ năm 1976.
Một báo cáo riêng lẻ vào ngày thứ Năm cho thấy số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng mạnh nhất trong 2 tháng.
Nếu loại bỏ giá nhà đất và năng lượng, giá dịch vụ tăng 0,2% so với tháng liền trước, ghi nhận mức tăng đáng kể trong tháng 6/2023.
Trong khi chủ tịch Fed Jerome Powell và các đồng nghiệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cân nhắc đến các chỉ số này khi đánh giá diễn biến lạm phát của Mỹ, họ còn cân nhắc đến cả chỉ số khác. Chỉ số tiêu dùng cá nhân tháng 7/2023 dự kiến sẽ được công bố trong tháng này.
Moody hạ xếp hạng tín nhiệm của nhiều ngân hàng quy mô nhỏ và vừa của Mỹ vào cuối ngày thứ Hai, đồng thời đưa nhiều ngân hàng lớn khác trên phố Wall vào diện rà soát, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.
Moody hạ một bậc xếp hạng của 10 ngân hàng, cùng lúc đó nhóm các ngân hàng cho vay lớn bao gồm Bank of New York Mellon, US Bancorp, State Street, Truist Financial, Cullen/Frost Bankers và Northern Trust hiện bị đưa vào diện xem xét hạ xếp hạng.
Moody đồng thời chuyển triển vọng sang tiêu cực đối với khoảng 11 ngân hàng trong đó bao gồm Capital One, Citizens Financial và Fifth Third Bancorp.
Trong số các ngân hàng nhỏ bị hạ xếp hạng chính thức bao gồm M&T Bank, Pinnacle Financial, BOK Financial và Webster Financial.
“Các ngân hàng Mỹ hiện vẫn tiếp tục thích nghi với tình hình lãi suất cao và rủi ro từ hoạt động quản lý tài sản với những hàm ý với thanh khoản và vốn khi mà việc rút đi các biện pháp chính sách tiền tệ bất thường, lãi suất tiền gửi cao làm giảm giá trị của các tài sản mang lại lợi suất cố định”, chuyên gia phân tích tại Moody bao gồm bà Jill Cetina và Ana Arsov nhấn mạnh trong nghiên cứu mới đây.
Cũng theo các chuyên gia Moody, kết quả kinh doanh quý 2/2023 của các ngân hàng cho thấy áp lực lợi nhuận của họ đang lớn dần, chính vì vậy nó ảnh hưởng đến tiềm lực vốn. Thực tế này diễn ra trong bối cảnh nhiều chuyên gia đang dự báo về khả năng suy thoái kinh tế Mỹ diện nhẹ đang đến gần vào thời điểm đầu năm 2204, chất lượng tài sản nhiều khả năng sẽ giảm và gây ảnh hưởng đến danh mục bất động sản thương mại mà nhiều ngân hàng đang nắm giữ.