Kịp lội ngược dòng cuối phiên, VN-Index cắt được chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp

Phải có thêm những sự bổ sung từ các cổ phiếu lớn khác như VRE, VNM, GVR, STB mới giúp cho thị trường chấn chỉnh được tâm lý của phe bán.

Ít nhất nhóm trụ chưa hề buông xuôi thị trường sau những trở ngại của phiên sáng nay.

Về cuối phiên, VNM (+2,3%), VRE (+3,6%), GVR (+3,6%), STB (+4%) mới tham gia vào các nỗ lực kéo điểm bên cạnh các mã VIC (+2,2%), HPG (+4%). STB thậm chí chỉ thực sự đảo chiều trong phiên ATC.

Thành quả của VN30 là 18/30 mã tăng, chỉ số này chốt phiên tăng 0,22%. Qua đó, VN-Index cũng ngược dòng để trở lại với sắc xanh, tăng 1,71 điểm lên 947,71 điểm.

Thanh khoản đạt 543,14 triệu đơn vị, tương đương 8.358 tỷ đồng. Thị trường chung nhờ đỏ cũng khép lại phiên giao dịch với sự cân bằng hơn giữa các sắc màu. Số mã tăng còn có sự nhỉnh hơn với 218 mã so với 214 mã giảm. Ngoài HAG, HSG, GIL, còn có thêm DHC, DPG, VIX cũng tăng trần.

Các mã nhanh nhạy khác còn HCM (+5,93%), NLG (+6,09%), GMD (+5,02%). NBB và DIG còn đổi màu ngay cuối phiên để chốt phiên tăng 5,8% và 0,4%.

Với HNX-Index và UPCoM-Index, chỉ có 1 chỉ số theo kịp với chuyển động đảo chiều đó là HNX-Index. Chỉ số này cuối phiên đã quay đầu tăng 0,12%.

Trong khi đó, UPCoM-Index tăng 0,21% lên 67,51 điểm. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt chưa đến 1.000 tỷ đồng.

****

Sắc đỏ không quá áp đảo với tỷ lệ các mã giảm chiếm chưa đến 50%. Vấn đề cốt lõi của thị trường là không có được thanh khoản tốt.

Kể từ phiên 22/11, thanh khoản vẫn đang liên tục tụt giảm và phiên sáng nay cũng đang thể hiện không có tiền vào. Nhà đầu tư hầu như không có phản ứng rõ rệt sau khi các lãnh đạo Bộ Tài chính cũng như Ủy ban Chứng khoán có buổi gặp mặt với các lãnh đạo doanh nghiệp và công ty chứng khoán để bàn về giải pháp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Cả phiên sáng nay, HOSE chỉ đạt hơn 3.300 tỷ đồng, thấp hơn phiên sáng hôm qua gần 300 tỷ đồng.

Quảng cáo

Trạng thái này chỉ tạo điều kiện cho người bán nắm quyền chủ động. Các mã Midcap và Penny dù còn những trường hợp tăng trần như HSG, HAG, GIL nhưng đây chỉ là nhóm thiểu số. Hầu hết đều khó tránh khỏi việc bị liên đới theo nhóm Bluechips.

VNMID và VNSML đều ghi nhận các mức giảm lần lượt 0,6% và 0,86%. Một số mã như DIG (-4,96%), FRT (-5,64%), DXS (-6,7%), PVD (-3,31%) đang chịu áp lực nhiều hơn khiến biên độ giảm vượt khỏi mặt bằng chung.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index đang lùi xuống dưới 940 điểm, giao dịch tại 938 điểm (-0,75%).

Còn HNX-Index và UPCoM-Index giảm lần lượt 0,66% và 0,16%. So với các chỉ số chứng khoán châu Á như KOSPI (+0,88%), TWSE (-1%), NIKKEI 225 (+1,08%), diễn biến kể trên đang có phần lạc nhịp.

****

Ở phiên hôm qua, cổ phiếu Ngân hàng đã gieo những hy vọng cho thị trường nhưng tới cuối phiên cả nhóm đều không thể thực sự bật lên mạnh mẽ. Trong khi đó, HPG lại bị nhà đầu tư xả sàn làm đứt gẫy những chuyển động trước đó.

Đây không phải là phiên đầu tiên, VN30 thể hiện sự hụt hơi nhưng nhà đầu tư hiện không có sự lựa chọn nào ngoài việc bám sát vào chuyển động của rổ này. Chưa kể đến nhóm giao dịch phái sinh cũng cần phải rất chú ý đến các cổ phiếu lớn.

HPG sau khi giảm sàn hôm qua đang cố gắng hồi phục khá mạnh sáng nay tăng gần 4%. Trong khi đó, Ngân hàng vẫn đang không thể bung sức tăng do BID (+1,2%), ACB (+1,5%), HDB (+0,3%) đều mới chỉ tăng vừa phải.

Các mã VIC (+2%), VHM (+1,1%) cũng đang có sự hỗ trợ khá tốt tuy nhiên VN30 lại đang gặp thêm khó khăn từ các cổ phiếu MSN (-3,8%), MWG (-6,8%) đồng loạt giảm mạnh. Trong khi đó, NVL và PDR hiện vẫn đang tiếp tục chưa hấp thụ được lệnh chất sàn.

Các diễn biến này khiến VN30 lẫn VN-Index đều không thể duy trì được sắc xanh trong phần lớn thời gian đầu phiên sáng. Chỉ số đang giảm xuống 945 điểm, nằm ngay sát tham chiếu.

Biến động của các cổ phiếu trên HOSE hiện cũng đang chịu sự phân hóa mạnh với một số mã tăng trần như GIL, HSG, HAG giữa một loạt mã giảm giá nhẹ như DIG, GEX, VND, VCG, CII, FRT, DXS, NBB. Trong số này, DXS và NBB thậm chí còn đang giảm sàn.

Thanh khoản tiếp tục yếu khi chỉ đạt hơn 2.300 tỷ đồng, gần như xấp xỉ phiên hôm qua. HNX cũng đang không sôi động với giá trị giao dịch chỉ hơn 240 tỷ đồng. Chỉ số đại diện cũng chủ yếu đi ngang ngay sát tham chiếu tại 190 điểm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Khi ngân hàng thấu hiểu và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số

Thời đại chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải hòa nhịp bằng việc ứng dụng công nghệ trong vận hành và giao dịch tài chính. Thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của doanh nghiệp, các ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp tài chính đa năng với m

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Doanh nghiệp vẫn chưa dám vay vốn

Dù đã áp dụng nhiều giải pháp và cơ chế thúc đẩy, nhưng tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn chưa đạt kỳ vọng khi nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, thận trọng với rủi ro nên chưa có nhiều nhu cầu vay vốn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3 Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

MBBank cho biết, số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng vốn cấp 2 và cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Sacombank tung gói vay 15.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất chỉ từ 4,5%

Sacombank tiếp tục triển khai gói tín dụng ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu kinh tế trong quý cuối năm 2024.

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối

LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, HOSE: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển

Cựu CEO SeABank về làm cố vấn cấp cao Ban điều hành LPBank LPBank miễn nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc, chuẩn bị họp cổ đông bất thường