Kinh tế Đức thiệt hại 330 tỷ USD vì thuế quan Mỹ

Viện Kinh tế Đức cảnh báo thuế quan của Mỹ có thể khiến nền kinh tế Đức thiệt hại tới 290 tỷ euro (330 tỷ USD) trong giai đoạn 2025-2028.

Người dân mua sắm tại siêu thị ở Berlin, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)

Viện Kinh tế Đức (IW) ngày 18/4 cảnh báo thuế quan của Mỹ có thể khiến nền kinh tế Đức thiệt hại tới 290 tỷ euro (330 tỷ USD) trong giai đoạn 2025-2028.

IW cũng dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế Đức có thể sụt giảm 1,6% năm 2028.

Căn cứ vào những phân tích hậu quả tiềm tàng từ thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố vào ngày 2/4, trong đó có kế hoạch áp thuế 20% đối với hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và nhiều mức thuế quan với những đối tác thương mại khác của Mỹ, IW cho rằng tổn thất trực tiếp của Đức do các biện pháp thuế quan này có thể lên tới 200 tỷ euro, tương đương 1,2% GDP hàng năm từ nay đến năm 2028. Nếu tính cả tác động do các phản ứng đáp trả, tổng thiệt hại có thể lên tới 290 tỷ euro.

Cũng theo ước tính trong báo cáo, toàn bộ EU có thể phải đối mặt với tổn thất cộng dồn lên tới 1.100 tỷ euro từ nay đến năm 2028.

IW cảnh báo thuế quan của Mỹ có thể dẫn tới một cuộc chiến thương mại toàn cầu và sẽ gây thiệt hại cho tất cả. Cũng theo IW, mặc dù Mỹ đã hoãn áp thuế quan trong 90 ngày, nhưng tình trạng bất ổn do vấn đề này gây ra đã tác động nghiêm trọng đến kế hoạch đầu tư toàn cầu.

Đức, một nền kinh tế định hướng xuất khẩu cao, đã công bố thặng dư thương mại với Mỹ trong 33 năm liên tiếp. Năm 2024, mức thặng dư thương mại này đạt kỷ lục 69,8 tỷ euro.

Dữ liệu từ các cơ quan thống kê của Đức cho thấy hàng hóa sang Mỹ chiếm 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức vào năm 2024, mức cao nhất kể từ năm 2002. Điều này khiến Đức đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của việc tăng thuế quan của Mỹ.

Quảng cáo

Các viện kinh tế Đức ngày 10/4 đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2025 của kinh tế Đức xuống còn 0,1% so với mức 0,8% dự kiến hồi tháng 9/2024.

Mặc dù dự báo này có tính đến mức thuế quan ban đầu của Mỹ áp đặt đối với thép, nhôm và ôtô, nhưng không tính đến các mức thuế đối ứng mà Tổng thống Trump vừa công bố hôm 2/4, và thông báo tạm hoãn hôm 9/4.

Dự báo ảm đạm này báo hiệu nền kinh tế Đức tiếp tục trì trệ, với nguyên nhân một phần là do chính sách thuế của Mỹ và Đức phải đối mặt với những trở ngại kinh tế từ nhiều hướng.

Giới phân tích cho rằng việc áp dụng các mức thuế bổ sung có thể gây ra tác động gấp đôi đến nền kinh tế châu Âu, kéo nền kinh tế Đức vào năm suy thoái thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng rất khó để định lượng được tác động này.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Viện nghiên cứu kinh tế RWI-Leibniz, ông Torsten Schmidt, cho biết: "Những căng thẳng địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Mỹ đang làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế vốn đã căng thẳng ở Đức."

Năm ngoái, Mỹ được xếp là đối tác thương mại hàng đầu của Đức và là thị trường xuất khẩu lớn, bao gồm ôtô, máy móc và hóa chất. Ngoài những khó khăn trong thương mại xuyên Đại Tây dương, Đức còn phải đối mặt với một loạt khó khăn liên quan đến vấn đề cơ cấu sâu rộng.

Còn theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng 2/2025, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm mặc dù xuất khẩu tăng, do dự đoán tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Đức đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 70,2 tỷ euro (79,8 tỷ USD) sang các nước EU trong tháng 2/2025, tăng 0,5% so với tháng trước đó.

Kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc tăng 0,6% lên 6,8 tỷ euro, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang Vương quốc Anh giảm 3,8% xuống 6,5 tỷ euro.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại mới

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết Chính phủ Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại trong tháng tới, nhưng mức thuế 10% áp đặt lên hầu hết các quốc gia có khả năng sẽ duy trì.

Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này Anh là quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ

Để Temu và Shein trụ vững trước các rào cản thương mại mới tại Mỹ

Việc Mỹ siết chặt lỗ hổng thương mại và áp thuế cao với hàng Trung Quốc đang làm đảo lộn mô hình kinh doanh của Temu và Shein – hai nền tảng thương mại điện tử nổi bật tại Mỹ.

Forever 21 "đổ tại" Shein và Temu là nguyên nhân khiến hãng sụp đổ Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung

Chứng khoán châu Á đa số tăng điểm trong phiên 8/5 trước thềm các cuộc đàm phán thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ, cùng những đồn đoán về một "thỏa thuận thương mại lớn" giữa Mỹ và một nền kinh tế khác

Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm chiều 30/4 Chứng khoán châu Á khởi sắc khi căng thẳng Mỹ-Trung hạ nhiệt

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giữ nguyên lãi suất trong phạm vi mục tiêu từ 4,25% đến 4,5% sau cuộc họp tháng 5. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang – cơ quan thiết lập chính sách – cho biết “nguy cơ thất nghiệp gia tăng và lạm phát cao hơn đã tăng lên”.

Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Fed thận trọng, chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng nhẹ

Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể công bố các thỏa thuận thương mại với một số đối tác lớn nhất của Mỹ ngay trong tuần này, nhưng không cho biết chi tiết về các quốc gia liên quan.

Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại Đồng USD thoát “đáy” 7 tháng so với đồng yen sau đàm phán thương mại Mỹ-Nhật

Doanh nghiệp bán lẻ mở rộng thị trường sang châu Âu để "né" thuế quan Mỹ

Nhiều nhà bán lẻ và thương hiệu tiêu dùng đang chuyển hướng sang châu Âu và các thị trường khác, thay vì tập trung vào Mỹ để ứng phó với chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ sẵn sàng hạ thuế quan với Trung Quốc Trung Quốc hạ lãi suất, tung một loạt biện pháp kích thích, bơm hơn 138 tỷ USD vào hệ thống tài chính giữa "bão" thuế quan

Trung Quốc hạ lãi suất, tung một loạt biện pháp kích thích, bơm hơn 138 tỷ USD vào hệ thống tài chính giữa "bão" thuế quan

Mới đây, Thống đốc PBOC cho biết ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ hạ lãi suất và đưa ra một loạt biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.

Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá