Kiểm toán bất ngờ ngừng hợp tác với một công ty 51% vốn Nhà nước trên sàn chứng khoán

Công ty Nhà nước này cho biết không thể kịp ký kết hợp đồng kiểm toán với công ty khác đúng thời gian quy định là 30/11/2024.

CTCP Tổng Công ty Chè Nghệ An (mã CNA) mới đây đã gửi văn bản đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được thông báo ngừng hợp tác từ phía Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) vì nhiều nguyên nhân khách quan.

Theo CNA, Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi tháng 4 năm nay đã chọn VAE kiểm toán BCTC năm 2024 nhưng đến ngày 29/11 vừa qua thì đơn vị này đã gửi thông báo ngừng hợp tác. CNA theo đó không thể kịp ký kết hợp đồng kiểm toán với công ty khác đúng thời gian quy định là 30/11/2024.

Trước đó, BCTC năm 2023 của CNA đã nhận một loạt ý kiến ngoại trừ, vấn đề nhấn mạnh liên quan đến các khoản phải thu, trả trước cho người bán, nghi ngờ khả năng xóa nợ… từ phía đơn vị Kiểm toán Nhân Tâm Việt. Tương tự, BCTC năm 2022 của công ty do Kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện cũng xuất hiện loạt ý kiến loại trừ, nhấn mạnh kể trên.

Quảng cáo

Sau sự việc trên, lãnh đạo CNA đã họp và chốt kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trong tháng 12/2024hoặc tháng 1/2025; dự kiến sẽ thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ, trong đó có lựa chọn đơn vị kiểm toán khác. Ngày đăng ký cuối cùng dự họp đối với cổ đông là 10/12/2024.

Tiền thân của CNA là Liên hiệp các xí nghiệp chè Nghệ Tĩnh thành lập từ năm 1985. Đến năm 2021, công ty mới chính thức được phê duyệt phương án cổ phần hóa và 51% vốn cổ phần hiện nay do UBND tỉnh Nghệ An nắm giữ. Theo BCTC kiểm toán năm 2023, tại ngày lập báo cáo, công ty vẫn chưa quyết toán xong cổ phần hoá.

CNA đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM vào tháng 12/2021 nhưng không có giao dịch từ đó đến nay và dậm chân ở mức 43.900 đồng/cp.

Về hoạt động kinh doanh, CNA chủ yếu thu hoạch chè búp tươi trực tiếp từ các vườn chè, sau đó chuyển về các nhà máy sản xuất tại các xí nghiệp để chế biến thành chè khô phục vụ xuất khẩu, phần còn lại tiêu thụ nội địa. Pakistan và Đài Loan (Trung Quốc) là hai thị trường chính của công ty này trong những năm qua.

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của CNA ở mức gần 50 tỷ đồng. Công ty kinh doanh thua lỗ liên tiếp khiến lỗ luỹ kế ở mức 3,8 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu cũng theo đó giảm xuống còn hơn 30 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu

Chủ tịch HĐQT Thuduc House đăng ký bán gần 20,7 triệu cổ phiếu TDH, tương ứng với 18,4% vốn trong bối cảnh doanh nghiệp vừa thay Tổng giám đốc, cổ phiếu thì đang ở vùng đáy lịch sử.

Tân Tạo và Thuduc House bị dừng làm thủ tục hải quan do nợ thuế Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo

SHB cung cấp các giải pháp số đồng hành cùng doanh nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên tục cập nhật những tính năng mới đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao khả năng quản trị của khách hàng doanh nghiệp, nền tảng ngân hàng số SHB Corporate Mobile và SHB Coporate Online đang là lựa chọn của hàng chục nghìn doanh nghiệp trong quản trị tài chính, dòng tiền, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và hiệu suất kinh doanh.

SHB lên kế hoạch trả cổ tức tỷ lệ 11% để tăng vốn điều lệ SHB công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Những doanh nghiệp có "cửa sáng" hưởng lợi theo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Với chủ trương ưu tiên nội địa hóa, nhiều doanh nghiệp sắt thép, vật liệu xây dựng, nhà thầu thi công,... được kỳ vọng có cơ hội tham gia sâu vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và không để vụt mất cơ hội ngay trên sân nhà.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cổ phiếu tăng 62% từ đầu năm, doanh nghiệp bất động sản dừng kế hoạch chào bán cho cổ đông

Lý do để thay đổi phương án chào bán cổ phiếu phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, kế hoạch huy động và sử dụng vốn trong thời gian tới.

Pyn Elite Fund gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng Cổ phiếu FPT lập đỉnh, tăng lên hơn 144.000 đồng/cổ phiếu

Kinh doanh thụt lùi, vì sao giá cổ phiếu Viettel Post (VTP) vẫn tăng bất thường?

Từ đầu tháng 10/2024, giá cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Mã CK: VTP) giao dịch ở ngưỡng 75 nghìn đồng/cp rồi bất ngờ tăng mạnh lên ngưỡng 130 nghìn đồng/cp mặc dù tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này đang đi "giật lùi". Đây được coi là điều khá bất thường trên thị trường chứng khoán.

Phó Tổng giám đốc trẻ nhất của Viettel là ai? Cổ phiếu “họ Viettel” đồng loạt tăng mạnh