Giá khí đốt tại châu Âu trong tuần này đã trở lại ngưỡng chưa từng thấy tính từ khi căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát.
Giá khí đốt giao hợp đồng tương lai tháng gần nhất trên DTTF, giá khí đốt giao hợp đồng tại châu Âu giảm sâu trong những tuần gần đây xuống ngưỡng dưới 77 euro tức 81,91USD/megawatt, ngưỡng chưa từng thấy suốt từ tháng 2/2022, trước khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang toàn diện.
Ở thời điểm đỉnh cao vào tháng 8/2022, giá khí đốt tại châu Âu có lúc vượt ngưỡng 345 euro/MWh bởi Nga đã sử dụng việc xuất khẩu khí đốt như một công cụ gây đối trọng với châu Âu nhằm phản ứng lại việc châu Âu áp quy định trừng phạt với Nga. Ngoài ra, nhiệt độ tại châu Âu tăng quá cao trong mùa hè cũng khiến cho nhu cầu khí đốt tăng cao.
Việc giá cả tăng cao cũng khiến cho chi phí của các hộ gia đình phải chi trả tăng vọt, đồng thời nó tạo ra cuộc khủng hoảng chi phí cuộc sống trên khắp khu vực.
Tuy nhiên, việc phần lớn khu vực Tây Bắc Âu khá ấm áp một cách bất ngờ trong mùa đông năm nay đã không khiến cho nhu cầu khí đốt tăng cao như thường lệ, chính vì vậy nhu cầu khí đốt tăng thấp hơn dự báo.
Vào tháng 11/2022, Goldman Sachs dự báo giá khí đốt tại châu Âu giảm sâu trong những tháng tới bởi các quốc gia châu Âu không còn ở trong thế “chiếu dưới” trong các vấn đề nguồn cung.
“Việc giá khí đốt tăng giảm khoảng 100euro mỗi MWh làm thay đổi chi phí khí đốt của toàn bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu, ở ngưỡng tiêu thụ của năm 2021, khoảng ước tính 3% GDP một khi mà các hộ gia đình và người tiêu dùng phải chịu toàn bộ chi phí thay đổi của giá khí đốt”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Berenberg – ông Holger Schmieding giải thích.
Trong tuần trước, EU đã đồng thuận về một cơ chế tạm thời nhằm hạn chế việc giá khí đốt tăng nóng, quy định này có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.
Cơ chế “điều chỉnh thị trường” sẽ được khởi động nếu giá khí đốt TTF vượt mức 180 euro/MWh trong 3 ngày liên tiếp và nếu giá giảm khoảng 35 euro hoặc hơn nữa so với giá tham chiếu của giá khí đốt LNG toàn cầu.
Xuất khẩu dầu trên biển của Nga sụt giảm mạnh trong tuần đầu tiên quy định trừng phạt của chính phủ các nước công nghiệp phát triển G7 có hiệu lực.
Một phần nguyên nhân khiến cho xuất khẩu dầu của Nga giảm chính là hoạt động tại cảng Baltic bị gián đoạn do công việc sửa chữa, ngoài ra cùng lúc đó, có quá ít các chủ tàu chấp nhân vận chuyển hàng hóa từ một khu vực càng xuất ở châu Á. Nhiều khu vực cảng khác đang nghỉ.
Các quy định trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu được áp dụng từ ngày 5/12/2022 được tính toán để chặn nguồn thu của Nga từ dầu. EU không chỉ ngừng mua dầu Nga mà còn cấm các doanh nghiệp thuộc châu lục này cung cấp các dịch vụ hàng hải, bảo hiểm cho hoạt động vận chuyển dầu Nga.
Phía Mỹ, lo ngại về những tác động từ biện pháp mới nhất, đã vận động về các biện pháp cần được áp dụng một cách nhẹ nhàng hơn, đặc biệt với dịch vụ bảo hiểm. Dịch vụ bảo hiểm này được cung cấp cho các bên mua dầu ở bất kỳ nơi nào trên toàn thế giới khi mà người mua chấp nhận trả thấp hơn 60USD/thùng để mua dầu Nga.
Tuy nhiên trong tuần đầu tiên sau khi quy định EU công bố cấm nhập khẩu dầu thô của Nga chính thức có hiệu lực, tổng khối lượng dầu xuất đi giảm ước tính 1,86 triệu thùng/ngày tương đương mức giảm 54% xuống còn 1,6 triệu thùng dầu/ngày. Khối lượng dầu giao dịch trung bình 4 tuần qua đồng thời giảm sốc xuống mức thấp của năm.
Mức xuất khẩu trung bình của 4 năm đồng thời giảm xuống mức thấp mới của năm. Khối lượng dầu vận chuyển trên biển Baltic dự kiến cũng sẽ khôi phục lại khi công việc sửa chữa hoàn tất, tuy nhiên những vấn đề ở phương Đông cũng mất nhiều thời gian mới có thể được giải quyết.
Quy định cấm nhập khẩu dầu Nga bằng đường biển chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12/2022 đã đóng lại thị trường dầu xuất khẩu gần nhất của Moscow. Ở thời điểm đầu năm nay, khoảng hơn nửa dầu vào EU đến từ Nga. Với một khối lượng nhỏ vào Bulgaria, giờ đây dầu của Nga như vậy đã hoàn toàn không vào EU nữa.