Châu Âu đau đầu với bài toán năng lượng

Các nhà phân tích cho biết châu Âu có thể sẽ vượt qua mùa đông này mà không cần cắt giảm lượng khí đốt đối với khách hàng. Song, ngay cả việc điều chỉnh để thích nghi với những ngôi nhà lạnh hơn và trả nhiều tiền hơn, nguồn cung có thể vẫn chưa đủ trong n

Việc Nga giảm dần nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống đã khiến giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng mạnh.

Sự thiếu quan tâm về mức tiêu thụ năng lượng của cả một thế hệ người châu Âu đột ngột kết thúc trong năm 2022 và mọi người dân đều quan tâm đến nơi đặt bộ điều nhiệt của họ.

Giá tham chiếu bán buôn tại châu Âu từng dao động quanh mức 20 euro/MWh. Năm nay, con số này đã tăng vọt lên tới 300 euro trước khi giảm xuống còn khoảng 100 euro. Graham Freedman, nhà phân tích khí đốt châu Âu tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, nhận định đó là khoảng thời gian hỗn loạn nhất mà tôi từng chứng kiến trong suốt những năm qua.

Giá năng lượng cao ngất trời đã khiến nhiều nhà máy, đặc biệt là trong lĩnh vực hóa chất của Đức vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt giá rẻ của Nga, phải tạm dừng hoạt động.

Quảng cáo

Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels, nhận định cho đến tháng Hai, ý tưởng về một châu Âu không có năng lượng của Nga được coi là không thể. Song điều không thể đã trở thành có thể.

Một mùa Thu ấm áp cho phép nhiều người tiêu dùng tắt máy sưởi cũng giúp đưa châu Âu vào một vị trí tốt hơn cho mùa Đông. Nhưng người châu Âu cũng đã thực hiện những cắt giảm đáng kể, với việc EU sử dụng khí đốt ít hơn 20% trong khoảng thời gian từ tháng 8-11/2022 so với mức tiêu thụ khí đốt trung bình trong cùng tháng trong năm 2017-2021.

Trong vòng vài tháng, Nga đã mất khách hàng mua khí đốt hàng đầu là châu Âu, với lượng mua từ 191 tỷ m3 năm 2019 lên 90 tỷ m3 trong năm nay. Wood Mackenzie dự báo lượng giao hàng sẽ giảm xuống còn 38 tỷ m3 vào năm tới.

EU có thể nhập khẩu số lượng lớn LNG, nhưng chỉ bằng cách đấu thầu giá cao hơn các quốc gia Nam Á như Pakistan và Ấn Độ. Điều này đã đẩy các quốc gia Nam Á gia tăng sự phụ thuộc vào than đá và tác động tiêu cực đến những nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế biến đổi khí hậu.

Khả năng nhập khẩu LNG của châu Âu bị hạn chế do thiếu cơ sở hạ tầng. Trong khi việc xây dựng thêm các kho cảng LNG đang được tiến hành, châu Âu sẽ không có nguồn cung khí đốt từ Nga để lấp đầy các hồ chứa. Điều này có thể tạo ra một cuộc chiến đấu thầu thậm chí còn khốc liệt hơn giữa các quốc gia châu Âu và châu Á để có cung cấp.

Laura Page, nhà phân tích khí đốt tại công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, cho biết: “Yếu tố quan trọng nhất sẽ là thời tiết mùa đông này sẽ như thế nào. Nếu chúng ta có một mùa đông lạnh giá ở châu Á, và chúng ta có một mùa đông lạnh giá ở châu Âu, tình hình sẽ ngày càng khó khăn".

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Mỹ tuyên bố 'cứng', doạ áp mức thuế tối đa với các quốc gia không “thiện chí” đàm phán thương mại

Theo Financial Times, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế tối đa đã từng đe dọa trước đó đối với các quốc gia không đàm phán “một cách thiện chí”.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Mỹ sẽ thông báo mức thuế mới cho nhiều đối tác trong 2-3 tuần tới

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Mỹ thu về 500 triệu USD mỗi ngày từ thuế quan, đạt 16 tỷ USD riêng trong tháng 4/2025

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4