Khớp lệnh hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên, nhiều doanh nghiệp "hot" trên sàn chứng khoán đang không có cổ đông lớn

Điểm chung dễ nhận thấy của hầu hết các cổ phiếu không có cổ đông lớn là giao dịch khá sôi động do không vướng quy định về công bố thông tin nếu không phải là người nội bộ và/hoặc người có liên quan.

Khớp lệnh hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên, nhiều doanh nghiệp "hot" trên sàn chứng khoán đang không có cổ đông lớn

Tại Việt Nam, không có điều luật nào bắt buộc doanh nghiệp phải có cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn điều lệ. Nhưng trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đều có một hoặc nhiều cổ đông lớn là các cá nhân hoặc tổ chức. Các cổ đông lớn thường đóng vai trò “cầm trịch” trong những quyết sách, định hướng quan trọng của công ty dù có thể không nắm quyền chi phối.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp hiện đang “trống ghế” cổ đông lớn cũng không ít, trong đó có nhiều cái tên “hot” từng làm mưa, làm gió trên sàn chứng khoán.

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) là cái tên đáng chú ý nhất khi liên tục có những đợt tăng nóng với thanh khoản cao thời gian gần đây. Thực tế, doanh nghiệp này đã không có cổ đông lớn từ cuối năm 2022. Bà Nguyễn Thị Diệu Phương, vợ Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn, hiện là cổ đông lớn nhất tại doanh nghiệp này chỉ nắm giữ hơn 18 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 3,82% vốn.

Đáng chú ý, bà Phương mới đây cũng đã đăng ký bán gần như toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ từ 17/5-11/6. Trước đó, ông Tuấn cũng nhiều lần thoái bớt vốn và chỉ còn nắm giữ 16,3 triệu cổ phiếu, tương đương 3,43% vốn. Người nhà của ông Tuấn, những người nắm giữ cương vị chủ chốt tại công ty cũng nắm giữ số lượng cổ phần ít ỏi, hoặc không sở hữu cổ phiếu HQC. Nếu bà Phương thoái vốn thành công, tổng số cổ phần của gia đình ông Tuấn nắm giữ cũng không đến 5%.

screenshot-2023-05-18-at-131704-998.png

Cơ cấu cổ đông của HQC. Nguồn BCTN 2022

Động thái đánh tiếng thoái vốn của bà Phương chỉ vài tuần sau những phát ngôn đầy tự tin của ông Trương Anh Tuấn tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 hồi cuối tháng 4. Ông Tuấn cho biết giá trị sổ sách của HQC là hơn 9.000 đồng/cp, còn thị hiện tại chưa đến 5.000 đồng/cp nên đang hơi rẻ so với giá trị của công ty. “Công ty tự tin cho đến năm 2024, HQC có thể quay trở về mệnh giá”, ông Tuấn khẳng định với cổ đông.

Một trong những cái tên lâu đời nhất sàn chứng khoán là SAM Holdings (SAM) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Doanh nghiệp này hiện không có cổ đông nào sở hữu trên 5% vốn điều lệ, toàn bộ là cổ đông nhỏ. 5 thành viên Hội đồng quản trị, gồm ông Hoàng Lê Sơn (Chủ tịch HĐQT), ông Trần Việt Anh (Tổng giám đốc), ông Bùi Quang Bách, ông Nguyễn Minh Tùng, ông Phương Xuân Thụy đều không sở hữu cổ phần nào.

Đáng chú ý, CTCP Chứng khoán Quốc gia, tổ chức có liên quan đến Chủ tịch HĐQT Hoàng Lê Sơn mới đây còn bán ra gần 8,9 triệu cổ phiếu SAM để giảm sở hữu từ 2,34% về 0%. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận trong thời gian từ ngày 27/2-28/4. Chưa rõ bên nhận chuyển nhượng nhưng việc tổ chức liên quan đến lãnh đạo thoái sạch vốn vào giai đoạn cổ phiếu ngụp lặn vùng đáy cũng khiến cổ đông đặt dấu hỏi về tình hình doanh nghiệp.

Trong khi đó, Đầu tư LDG (LDG) là cái tên mới gia nhập vào danh sách “trắng ghế” cổ đông lớn sau khi Chủ tịch HĐQT Nguyễn Khánh Hưng bị bán giải chấp thêm gần 5 triệu cổ phiếu trong 2 ngày 18-19/5. Theo báo cáo thường niên 2022, ông Hưng là cổ đông lớn duy nhất của LDG nắm giữ 7,23% vốn vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, sau nhiều lần bị bán giải chấp tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch LDG hiện đã giảm xuống chỉ còn 3,92%.

Quảng cáo

Ngày 22/6 tới đây, Đầu tư LDG sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên lần 2 theo hình thức trực tuyến. Trước đó, ĐHĐCĐ lần 1 diễn ra chiều 11/5 nhưng bất thành do không đủ cổ đông tham dự. Cổ phiếu LDG từng có giai đoạn tăng rất nóng trong nửa cuối năm 2021 nhưng sau đó đã liên tục rơi sâu và hiện vẫn đang chật vật dưới đáy dài hạn.

Cái tên từng gây sốt trên sàn trong giai đoạn 2021-2022 là Thaiholdings (THD) cũng đang không có cổ đông lớn. Doanh nghiệp này từng có một “tay to” nắm khoảng 25% cổ phần là ông Nguyễn Đức Thụy, em trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thuyết nhưng đã thoái vốn từ tháng 6 năm ngoái. Sau khi liên tục tăng nóng lên đạt đỉnh vào đầu năm 2022, THD đã rơi mạnh và hiện đang giao dịch dưới vùng đáy dài hạn quanh 40.000 đồng/cp.

screenshot-2023-05-18-at-131917-4081.png

Tương tự, Chứng khoán VIX (VIX) cũng đã không còn cổ đông lớn sau khi nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn hoàn tất việc bán ra 135,4 triệu cổ phiếu, chiếm hơn 23,2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành vào cuối năm ngoái. Hiện tại, nhóm này chỉ còn bà Nguyễn Thị Tuyết, chị gái ông Tuấn đang nắm giữ 21,4 triệu cổ phiếu VIX (tỷ lệ 3,67% vốn). Bà Tuyết cũng đã thôi đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của VIX từ tháng 2 năm nay.

Ngoài những cái tên kể trên, một số ngân hàng như Eximbank (EIB), VietCapitalBank (BVB), BacABank (BAB),NCB (NVB)… cũng đang trống ghế cổ đông lớn. Đáng chú ý nhất là EIB khi mới “chia tay” cổ đông lớn Sumitomo Mitsui hồi đầu năm. Sau khi giảm sở hữu xuống dưới 5% vào giữa tháng 1, nhiều khả năng tổ chức này cũng đã thoái nốt vốn sau đó.

Theo Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017, một cổ đông cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Quy định này đã thu hẹp đáng kể số lượng cổ đông lớn của một ngân hàng. Ngoài nhóm quốc doanh, cổ đông lớn của các ngân hàng chủ yếu là cổ đông chiến lược hoặc tổ chức có liên quan mật thiết với người nội bộ.

Hai mặt lợi, hại từ cổ đông lớn

Điểm chung dễ nhận thấy của hầu hết các cổ phiếu không có cổ đông lớn là giao dịch khá sôi động do không vướng quy định về công bố thông tin nếu không phải là người nội bộ và/hoặc người có liên quan. Thanh khoản của các cổ phiếu này thường xuyên duy trì hàng triệu đơn vị, thậm chí lên đến hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên.

Thực tế, việc có cổ đông lớn còn mang lại cho doanh nghiệp khá nhiều lợi ích như: (1) Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch; (2) Phát triển mới, cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; (3) Mang lại hệ thống phân phối, khách hàng mới. Đối với những cổ đông đã từng hoạt động trong cùng ngành thì doanh nghiệp cũng có thể hình thành những liên minh, liên kết để tận dụng mạng lưới phân phối sẵn có, tăng khả năng bán hàng hiệu quả.

Riêng trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, các cổ đông lớn đặc biệt là cổ đông chiến lược không đơn thuần chỉ mang lại sự hỗ trợ về tài chính mà còn thúc đẩy quá trình số hoá. Kinh nghiệm từ các tổ chức lớn trong việc ứng dụng công nghệ là tài sản quý giá giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như quản trị.

Không thể phủ nhận những lợi ích rõ ràng mà các cổ đông lớn mang lại nhưng doanh nghiệp sau khi có thay đổi cơ cấu sở hữu cũng phải chấp nhận sống chung với không ít rủi ro và thách thức mới.

Đầu tiên là sự chia sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp. Một khi cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp thay đổi thì cán cân quyền lực cũng bị thay đổi theo. Những thay đổi này thường được thỏa thuận trước, nhưng việc “sống chung” không hòa thuận có thể dẫn đến các hệ lụy tiêu cực, tạo nhiều rủi ro trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh. Ngay trên sàn chứng khoán, không thiếu trường hợp các “cuộc chiến vương quyền” kéo lùi sự phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cổ đông mới cũng sẽ khiến quyền hạn và trách nhiệm của ban điều hành cũ trở nên nhạt nhòa hơn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý trong công tác điều hành doanh nghiệp. Việc ra quyết định cũng sẽ không còn linh hoạt như trước đây và có thể mất nhiều thời gian, công sức để điều phối, tham vấn với các bên liên quan trong những quyết định.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

Công ty Chứng khoán VPS đã công bố tổ chức ĐHĐCĐ bất thường ngay đầu tháng 1/2025. Các nội dung quan trọng tại đại hội là phát hành trái phiếu chuyển đổi và thay đổi trụ sở trong năm 2025.

VPS không giữ được mốc thị phần môi giới HOSE trên 20% trong quý II/2024 Chứng khoán KAFI hoàn tất tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, dấu ấn rõ nét hơn của UNIBEN

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Vào ngày 26/12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Tại Đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có việc bổ sung hai thành viên HĐQT.

LPBank dự kiến chi 200 tỷ để mua cổ phần LPBS LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"

Cổ phiếu STB đã phá kỷ lục giá đóng cửa ở phiên hôm qua và còn tiếp tục phá tiếp kỷ lục thời đại trong hôm nay. Các mã VIB (+2,9%), MBB (+1,8%) cũng có sự khẩn trương để giúp Ngân hàng "giữ lửa" cho thị trường.

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm MB chuẩn bị chia cổ tức 15%, nâng vốn lên 61.022 tỷ đồng

Chứng khoán ORS chuyển đợt tăng vốn điều lệ lên gần 5.400 tỷ đồng sang năm 2025

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS) đã công bố sẽ triển khai phương án tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý I-quý III/2025. Đây là một trong những nội dung đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua đầu năm.

Nhà đầu tư vừa góp vốn vào ORS trong quý I/2024 sẽ sớm được nhận cổ tức 12% bằng cổ phiếu Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Cuộc đua phá kỷ lục của các cổ phiếu Ngân hàng vẫn còn nóng

Trong những ngày cuối năm 2024, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang ghi dấu ấn với nhiều mã lập kỷ lục giá đóng cửa. Ngoài 2 trường hợp đáng chú ý của CTG và STB, HDB và LPB cũng tiếp tục lầm lũi tăng giá.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm

Thay vì chỉ xuất hiện điểm nổ ở nhóm cổ phiếu "ngách", dòng tiền đã khẩn trương bổ sung vào nhóm Bluechips. Nổi bật nhất thị trường là CTG và STB đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

DXG gây nhiễu lên thị trường, dòng tiền tiếp tục đi tìm cơ hội cổ phiếu "ngách"

Việc cổ phiếu DXG giảm kịch sàn sau thông báo phát hành cổ phiếu ít nhiều khiến VN-Index nhận thêm thử thách. Tuy nhiên, thị trường vẫn khá vững vàng và còn tiếp tục ghi nhận hiện tượng dòng tiền đi tìm cơ hội ở các cổ phiếu "ngách".

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"? Tập đoàn Đất Xanh chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu, huy động hơn 1.800 tỷ đồng

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới

Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang có những vận động khiêm tốn trên thị trường chứng khoán, dù đã phát đi nhiều tín hiệu chuyển mình trong hoạt động kinh doanh.

SHS dự kiến phát hành gần 895 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 17.000 tỷ đồng Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance