Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Sáu khi mà các nhà đàm phán Mỹ không thể đạt được thỏa thuận về vấn đề trần nợ.
Thực tế này khiến nhiều người hoài nghi về khả năng sẽ sớm có thỏa thuận về trần nợ. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 khép lại tuần tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 3/2023.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 109,28 điểm tương đương 0,33% xuống 33.426,63 điểm; chỉ số S&P 500 hạ 0,14% xuống 4.191,98 điểm; chỉ số Nasdaq hạ 0,24% xuống 12.657,90 điểm.
Cả ba chỉ số chính khép lại tuần tăng điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,65%; chỉ số Nasdaq tăng 3,04%, đây là 2 tuần tăng điểm mạnh nhất của những chỉ số này tính từ tháng 3/2023. Chỉ số Dow Jones tăng 0,38% trong tuần.
Thị trường chịu nhiều ảnh hưởng từ phiên tăng điểm vào ngày thứ Năm khi mà các nhà đầu tư tin vấn đề trần nợ Mỹ có thể sớm được giải quyết. Tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy vào ngày thứ Năm dường như cũng cho thấy rằng sẽ sớm có một thỏa thuận được thông qua ngay từ tuần sau.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong ngày thứ Sáu sau khi các nhà đàm phán của Đảng Cộng hòa rời bỏ các cuộc đối thoại về trần nợ. Phía Đảng Dân chủ đã chỉ trích động thái của Đảng Cộng hòa, rằng việc họ rời đi là vô lý.
Tuy nhiên trong ngày thứ Sáu, thị trường hạ không quá sâu sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng khẳng định lãi suất có thể cần phải tăng cao như kỳ vọng để kiềm chế lạm phát.
“Thị trường đã có một tuần giao dịch khá tích cực, chủ yếu bởi những tâm lý lạc quan xung quanh vấn đề trần nợ. Tuy nhiên sang đến ngày thứ Sáu, khi tâm lý lạc quan giảm bớt bởi các cuộc đàm phán tạm ngưng, thị trường lại suy giảm trở lại”, chuyên gia thuộc Financial’s Art Hogan – ông B.Riley phân tích.
Chuyên gia thuộc bộ phận quản lý tài sản của ngân hàng UBS, ông Mark Haefele, trong khi đó nhấn mạnh sẽ tốt hơn nếu nhà đầu tư chọn mua cổ phiếu phòng thủ trong danh mục của mình: “Thị trường chứng khoán vẫn ổn định. Tuy nhiên, khoảng thời gian một vài tuần tới có thể cho chúng ta thấy giới hạn rủi ro mà thị trường chấp nhận ở mức độ nào. Chúng ta nhận thấy có những nhà đầu tư chuộng trái phiếu hơn cổ phiếu và có những nhà đầu tư quan tâm đến vàng”.
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu giảm khi mà nhà đầu tư lo ngại về khả năng các chính trị gia Mỹ sẽ có thể không thể thống nhất được với nhau về vấn đề trần nợ, kịch bản nước Mỹ vỡ nợ sẽ xảy ra gây tổn hại đến nền kinh tế và làm giảm nhu cầu nhiên liệu.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 28 cent tương đương 0,8% xuống 75,58USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI hạ 25 cent tương đương 0,3% xuống 71,69USD/thùng.
Cũng trên thị trường New York, giá dầu thô giao hợp đồng tương lai tháng 5/2023 đóng cửa hạ 31 cent tương đương 0,4% xuống 71,55USD/thùng.
Cả giá dầu Brent và dầu thô Mỹ tuy nhiên có tuần tăng đầu tiên trong hơn 1 tháng, cả hai loại giá dầu tăng khoảng 2% trong tuần.
Bộ Tài chính Mỹ đã cảnh báo đã cảnh báo về khả năng chính phủ Mỹ có thể không trả được toàn bộ các khoản chi cần thiết ngay từ ngày 1/6/2023.
Tâm lý thị trường dầu chịu ảnh hưởng bởi tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về việc lạm phát hiện đang ở quá cao trên ngưỡng mục tiêu của Fed. Ông Powell tuy nhiên cũng nói thêm rằng cho đến nay chưa có quyết định nào được đưa ra liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất lần tới.
Chuyên gia phân tích tại Mizuho, ông Robert Yawger, nhận xét: “Dường như họ chưa thể thống nhất được về vấn đề trần nợ trong ngày hôm nay, khả năng nâng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 6/2023 đang tăng lên từng ngày. Thực sự không có quá nhiều yếu tố để lạc quan”.
Sau những thông tin liên quan đến các cuộc đàm phán về trần nợ và bình luận của ông Powell, chứng khoán, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và đồng USD đều giảm điểm.