Không cần FED cắt giảm lãi suất, TTCK vẫn có thể tăng tiếp, vì sao?

Chứng khoán tăng, GDP tăng. Tất cả diễn ra mà không cần FED cắt giảm lãi suất. Điều này cho thấy có những đòn bẩy khác quan trọng hơn thúc đẩy thị trường.

Không cần FED cắt giảm lãi suất, TTCK vẫn có thể tăng tiếp, vì sao?

Theo tỷ phú Ken Fisher, nhà sáng lập và đồng CIO của Fisher Investments, cổ phiếu thực sự không cần đến Cục Dự trữ Liên bang (FED) hạ lãi suất vào năm 2024.

Trong một video gần đây gửi cho khách hàng, tỷ phú Fisher cho biết, trong khi các thị trường vẫn đang trông đợi những đợt cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra trong năm nay, thì các nhà đầu tư thực sự đã hiểu sai về mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Ông chỉ ra sức mạnh của chứng khoán vào năm 2023. Chỉ số S&P 500 tăng hơn 20% sau khi chạm đáy vào tháng 10/2022. Trong khi đó, nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì khả năng phục hồi, với GDP tăng 3,1% trong quý 4. Tất cả điều này diễn ra mà không có việc cắt giảm lãi suất. Điều này cho thấy có những đòn bẩy khác quan trọng hơn thúc đẩy thị trường.

Ông nói thêm: “Ta không cần phải cắt giảm lãi suất. Nửa cuối năm 2022 và 2023 đã cho thấy điều đó”.

Quảng cáo

Dù sao đi nữa, các nhà đầu tư có thể đã định giá được tác động từ việc cắt giảm lãi suất của FED đối với thị trường. Vì các động thái chính sách của FED được thảo luận rộng rãi. Theo công cụ CME FedWatch, các thị trường đang dự đoán 60% khả năng FED có thể cắt giảm lãi suất ít nhất 100 điểm cơ bản vào cuối năm 2024.

Ông nói: “[Lãi suất] không có tác động đến toàn bộ nền kinh tế và thị trường chứng khoán như nhiều người nghĩ”. Đồng thời, ông lưu ý rằng GDP thực sự đã tăng tốc trong hai quý vừa qua mặc dù lãi suất trong nền kinh tế vẫn ở mức cao. "Lãi suất chỉ là một cơ chế trong một hệ thống rất lớn", ông nói thêm.

Các nhà đầu tư đang hồi hộp chờ đợi lãi suất sẽ giảm. Các nhà kinh tế từng cảnh báo bằng việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất lên mức kỷ lục có thể gây áp lực lên thị trường chứng khoán năm 2022 và có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Nhưng tỷ phú Fisher đã tự xếp mình vào hàng ngũ những nhà dự báo lạc quan nhất của Phố Wall trong năm. Vào cuối năm 2023, ông tin rằng thị trường chứng khoán vẫn còn dư địa để tiếp tục tăng giá. Fisher viết trong một bài xã luận tháng 12 cho tờ New York Post rằng S&P 500 có thể đạt mức tăng khiêm tốn hai chữ số vào năm 2024, vì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát hạ nhiệt cho thấy nền kinh tế cuối cùng sẽ tránh được suy thoái.

Ông Fisher cho biết, con đường tăng trưởng có vẻ rất rõ ràng. Chỉ khi nào một sự kiện thiên nga đen “cực lớn, bất ngờ” mới có thể cản trở đà phục hồi của chứng khoán.

Các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào thị trường chứng khoán. Theo Khảo sát tâm lý nhà đầu tư mới nhất của AAII, hơn 50% nhà đầu tư cho biết họ cảm thấy lạc quan về cổ phiếu trong 6 tháng tới. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát của Yale, hơn 80% nhà đầu tư cá nhân tin rằng chỉ số Dow Jones sẽ có một năm tăng cao.

Tham khảo MI

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria