Khối ngoại nâng đỡ, VN-Index quay đầu tăng điểm

Thói quen mua vào phiên chiều của khối ngoại vẫn chưa thay đổi nhưng lực mua phiên hôm nay là tốt nhất kể từ đầu tuần. VN-Index đã được tiền ngoại nâng đỡ để quay đầu tăng điểm.

(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

Trong tuần giao dịch chờ kết quả cuộc họp của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tới lúc này, thị trường đã có 3 phiên mua ròng và phiên đầu tuần bị rút tiền. Giá trị mua ròng của khối ngoại ở phiên hôm nay rất đáng chú ý khi lớn hơn cả 2 phiên trước cộng lại, đạt 338 tỷ đồng.

khoingoai23a-9580.png

Điều này cho thấy, tâm lý của nhà đầu nước ngoài đã bị kiềm chế khá nhiều trong các phiên đầu tuần và sau khi có kết quả từ FED tâm lý đã được cởi trói ngay.

Thực tế, ở cuối phiên sáng, khối ngoại vẫn còn bán ròng hơn 40 tỷ đồng nhưng sáng đến phiên chiều họ đã dồn dập mua vào nhiều cổ phiếu lớn như VHM (+90 tỷ đồng), HPG (+80 tỷ đồng), VNM (+68 tỷ đồng), SSI (+32 tỷ đồng). Phản ứng của các mã này đều là tích cực với dòng tiền ngoại, VHM tăng 0,73%, HPG tăng 0,49%, VNM tăng 1,21%, SSI tăng 2,52%.

Cùng với đó, là trường hợp khá cá biệt của VCB (+1,9%) khi chốt phiên tăng giá gần 2% lên 90.700 đồng/cổ phiếu. Mặc dù bị khối ngoại bán ròng 46,5 tỷ đồng nhưng vận động của VCB gần như không bị xáo trộn. Đây là diễn biến hoàn toàn không được ghi nhận trong phiên cuối tuần trước và đầu tuần này khi VCB đã gây lo lắng cho không ít nhà đầu tư.

Quảng cáo

VCB cùng với VHM, HPG, VNM đã giúp thị trường quay đầu tăng điểm về cuối phiên. VN-Index chốt phiên tăng 4,56 điểm lên 1.045,1 điểm (+0,44%). Sắc xanh trên thị trường có sự cải thiện lên gần 40% số mã.

vnindex23a-7686.jpg

Nhóm cổ phiếu Chứng khoán có thể xem là điểm sáng nhất khi HCM (+2,73%), VND (+2,4%), FTS (+4,76%), VCI (+6,62%), CTS (+4,9%) đồng loạt mở rộng biên độ, trái ngược với trạng thái dè dặt cuối phiên sáng.

hose-2023-03-23-9048.png

VCI vẫn là cổ phiếu tăng tốt nhất nhóm bởi ngoài kỳ vọng là nhà tư vấn cho VP Bank và Sumitomo thì thực tế khối ngoại cũng mua ròng gần 27 tỷ đồng.

Một số cổ phiếu khác như DIG (+2,04%), PVD (+1,27%), CTD (+3,63%), KDC (+5,75%) cũng có diễn biến khá tích cực nhưng chưa tạo được hiệu ứng nhóm ngành như Chứng khoán.

Trên HNX và UPCoM, các diễn biến trái chiều vẫn còn xuất hiện. Các mã tăng giá như SHS (+3,5%), MBS (+2,4%), TNG (+1,2%), PLC (+1,2%) chưa thể giúp HNX-Index (-0,31%) quay đầu. Trong khi đó UPCoM-Index vẫn khép phiên tăng 0,36%. Tổng giá trị giao dịch của cả 3 sàn hơn 8.600 tỷ đồng.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

TP.HCM: Kiều hối 9 tháng đầu năm đạt 7,4 tỷ USD, dự báo tăng 10% cả năm

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, 9 tháng năm 2024, lượng kiều hối chuyển về TPHCM đạt gần 7,4 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Vì sao kinh tế khó khăn nhưng kiều hối về Việt Nam năm 2023 vẫn tăng 32%? Hành lang pháp lý cởi mở, dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Ngày 16/10/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) tiến hành ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị. Đây là cơ sở để triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực và khả năng tiếp c

BIDV báo lợi nhuận trước thuế 15.549 tỷ đồng sau 6 tháng Hai cổ đông nắm gần 96% vốn BIDV

Sacombank trao 2 ô tô BMW hơn 4 tỷ đồng đến khách hàng tại Bạc Liêu và Vĩnh Long

Sacombank vừa tổ chức trao 2 giải đặc biệt là 2 ô tô BMW và nhiều phần giải thưởng giá trị khác đến 352 khách hàng may mắn trúng thưởng chương trình khuyến mại “Hè Sang - Quà Xịn”.

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Chủ thể tham gia liên kết lúa gạo được vay vốn giảm 1% so với lãi suất thông thường

Chủ thể tham gia liên kết lúa gạo được vay vốn với lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 1%/năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng đang áp dụng đối với khách hàng cùng kỳ hạn/cùng nhóm.

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng cho ngành lúa gạo không hề bị vướng Đẩy mạnh cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền "Ngóng" tín dụng mùa cao điểm thu hoạch lúa gạo Đông Xuân

Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance

Theo đánh giá từ Brand Finance, TPBank là một trong những đơn vị nổi bật với chiến lược thương hiệu đậm nét và cách làm truyền thông riêng biệt, bản sắc, hiệu quả, ghi dấu ấn trong lòng khách hàng tại Việt Nam. Năm 2024, giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD, xếp hạng 23 trong 100 thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

TPBank dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME 3 năm liên tiếp Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank