Hơn 200 mã giảm, VN-Index có thời điểm thủng mốc 1.000 điểm

Khi Ngân hàng đã tuột dốc thì cả thị trường cũng "đứng ngồi không yên" và khi sang tới phiên chiều lực bán tiếp tục nhấn chìm các nỗ lực cân lệnh của phe mua. VN-Index đã có thời điểm xuống dưới mốc 1.000 điểm.

Thị trường có thể không có lượng tiền hùng hậu nhưng khi giá giảm sâu thì sẽ lại xuất hiện lực mua vào. Khối ngoại lại là một trong những nhóm áp dụng đúng chiến lược này. Cho đến trước 14h20, khối này đã dần thu hẹp chênh lệch bán ròng và đảo chiều sang mua vào. Tới cuối phiên, họ lại mua ròng hơn 140 tỷ đồng trong đó VIC (+66 tỷ đồng), DGC (+49 tỷ đông), VNM (+47,5 tỷ đồng), MSN (+43,07 tỷ đồng).

Tuy nhiên trước đó, VN-Index cũng phải trải qua nhịp nhúng xuống dưới cả mốc 1.000 điểm. Ngân hàng vẫn là nhân tố chủ đạo với một loạt khép phiên trong giá sàn như STB, MBB, LPB, TPB, MSB, TCB, SHB. Các ông lớn đầu ngành như VCB (-4,8%), CTG (-4,3%), BID (-5%) cũng đều giảm mạnh thay vì có những nỗ lực đỡ chỉ số.

c5d65a9ad85ef8f0c07a9220e4f05729.png?rt=20221011154016 Diễn biến giao dịch phiên 11/10

Dù dịch bệnh COVID-19 đã qua đi, nhưng tâm lý lo sợ của nhà đầu tư còn tiêu cực hơn khi các nhóm ngành như Bất động sản, Xây dựng, Nông nghiệp, Năng lượng, Khu Công nghiệp, Chứng khoán cũng đều xuất hiện các mã giảm như DIG (-7%), DXG (-6,95%), NLG (-6,92%), HBC (-7%), CII (-6,9%), HAG (-6,76%), KBC (-6,85%), SSI (-6,9%). Kể cả Dầu khí như PVD (-6,8%) cũng chốt phiên giảm sàn.

Tổng số mã giảm trên HOSE lên tới 134 mã. Sắc đỏ phủ lên toàn sàn 84% các mã giao dịch giao dịch. Chỉ số VN-Index chốt phiên tại 1.006,2 điểm (-3,48%).

Trong khi đó, 2 sàn UPCoM và HNX có 87 mã giảm sàn. HNX-Index chốt phiên giảm 4,82% còn UPCoM-Index giảm 2,73%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn là hơn 1.700 tỷ đồng

****

Cả nhóm Ngân hàng đang bị cuốn theo làn sóng bán ra của nhà đầu tư trên thị trường. Những Ngân hàng lớn nhất có sự chi phối của vốn nhà nước như BID (-2,8%), CTG (-3,1%), VCB (-2%) cũng đều bị nới thêm biên độ giảm cuối phiên sáng. Trong khi đó, phe mua lên dù đã cân lệnh các mã TCB (-7%), STB (-6,2%), TPB (-6,5%) cũng chưa thể giúp giá thoát khỏi trạng thái giảm sâu.

Không chỉ là câu chuyện về Ngân hàng, diễn biến chứng khoán châu Á cũng đang tỏ ra bất ổn sáng nay. TWSE hiện đang giảm trên 4% còn KOSPI giảm 2,73%. Chỉ số VN-Index tạm dừng phiên sáng tại 1.013,13 điểm (-29,35 điểm, tương đương 2,82%).

Quảng cáo
0c9b049df8f368fc55049ee79c21101f.jpg?rt=20221011125441 Diễn biến giao dịch sáng 11/10

Do đó, PDR, NVL, MWG, VIC, GVR, POW, SSI, VRE cũng đều đang bị cuốn theo và giảm trên 4% tại rổ VN30. Với thị trường chung, sắc đỏ hiện đã phủ trên 80% số mã trên toàn sàn. Tiền bắt đáy với năng lực đã hạn chế sau các nỗ lực gần đây đang phải dè dặt hơn nhiều. Giá trị giao dịch tới cuối phiên sáng đạt chưa đến 5.000 tỷ đồng.

Với HNX, biên độ giảm cũng xấp xỉ VN-Index là 2,78%. Giá trị giao dịch sàn đạt chỉ hơn 340 tỷ đồng.

****

Nhịp hồi phục mang tính tiết cung của các cổ phiếu ngày hôm qua chưa thực sự thuyết phục dù cho nhà đầu tư có thể tham khảo một số tín hiệu tích cực như hoạt động động giải ngân của khối ngoại hay các giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra tại nhóm Ngân hàng.

Trong khi đó, đêm qua, chứng khoán Mỹ vẫn ghi nhận sắc đỏ khiến hoàn cảnh thị trường cũng không có được sự ủng hộ.

Lúc này, việc bám vào chuyển động của các cổ phiếu lớn vẫn giúp cho nhà đầu tư có thể xác định được phương hướng giao dịch thay vì chỉ ghi nhận những biến động nhanh của các cổ phiếu Midcap và Penny.

Nếu xét về chuyển động cổ phiếu lớn thể hiện qua VN30, diễn biến vẫn chưa hề ổn định. Sức rướn của những mã như GAS (+2%), HPG (-2,2%), PLX (+1,2%) đang bị ghìm lại. Nhóm Ngân hàng và Bất động sản hiện vẫn đang chịu nhiều áp lực như TPB (-5,3%), TCB (-5,6%), VHM (-4,3%), PDR (-4,4%). Ngoài ra còn có MSN (-6,1%) cũng đang tỏ ra khá bất ổn khi cũng đang giảm sâu cùng TCB.

Đà giảm của VN30 thậm chí còn đang mạnh hơn cả thị trường chung. Các cổ phiếu Midcap và Penny đang tỏ rõ hơn mong muốn ổn định nên các trường hợp giảm trên 4% như DXG (-5,14%), VCG (-5,23%), VND (-4,44%), KBC (-6,64%), HDC (-5,12%) chưa tạo ra làn sóng lớn. Hiện một số mã như DGW (+2,65%), HSG (+3,2%), DPM (+3%), DCM (+2,84%) chưa muốn đánh rơi thành quả hồi phục của phiên hôm qua.

Dù vậy, thanh khoản đang trở thành vấn đề khi tới 10h30 HOSE chưa có được nổi 2.500 tỷ đồng giao dịch. Các giao dịch thỏa thuận lớn như phiên hôm qua cũng gần như vắng bóng trong khi khối ngoại lại quay sang bán ròng.

Trong khi đó, HNX-Index hiện cũng đang giảm xuống 227 điểm với giá trị giao dịch chỉ đạt trên 150 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Sau tinh gọn, Ngân hàng Nhà nước còn 20 đơn vị hành chính

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.

Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%? Thủ tướng chỉ đạo thanh tra các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Lợi nhuận ngành ngân hàng cao nhất lịch sử nhờ đâu?

Theo giới phân tích, động lực chính thúc đẩy lợi nhuận phục hồi đến từ sự cải thiện đồng thời của cả thu nhập lãi thuần và các nguồn thu nhập phi tín dụng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng chậm.

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Trước nhu cầu cao của thị trường, các nhà băng liên tục tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp với khách hàng vay mua nhà, "phả hơi nóng" vào cuộc đua lãi suất trên thị trường.

Ngân hàng Mỹ "đuối sức" tại Trung Quốc VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng

Tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025.

Giá vàng trong nước và USD ngân hàng đồng loạt tăng VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh

Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Động thái thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ của Techcombank diễn ra sau khi nhà băng này và hãng bảo hiểm Manulife quyết định ngừng hợp tác kinh doanh phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng hồi cuối năm ngoái.

Techcombank chuẩn bị giải tỏa hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ

Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

Ngày 18/02/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?

Tín hiệu thúc đẩy BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank