Hàn Quốc kiểm soát tín dụng các dự án bất động sản

Để đối phó với tình hình bất ổn do sự vỡ nợ của tín phiếu dự án công viên giải trí Legoland, Hàn Quốc đã giảm mạnh việc phát hành trái phiếu chính phủ và kiểm soát tín dụng các dự án bất động sản.

Để đối phó với tình hình bất ổn của thị trường trái phiếu gây ra bởi sự vỡ nợ của tín phiếu dự án công viên giải trí Legoland, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định giảm mạnh việc phát hành trái phiếu chính phủ trong hai tháng còn lại của năm nay.

Cùng với đó, các cơ quan tài chính đã bắt đầu tiến hành một cuộc thanh tra toàn diện đối với các khoản vay tài trợ dự án bất động sản (PF). Điều này là do lo ngại các khoản vay bảo lãnh cho PF đã vượt quá 150 nghìn tỷ won, sẽ trở thành một kênh nợ xấu do bị tác động kết hợp của việc thị trường tiền tệ thắt chặt và thị trường bất động sản sụt giảm.

Phát biểu với báo giới, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho cho biết căn cứ tình hình thị trường, Hàn Quốc sẽ linh hoạt điều chỉnh và “việc phát hành trái phiếu chính phủ sẽ giảm mạnh so với mục tiêu".

Quảng cáo

Ngày 25/10, Ủy ban Dịch vụ Tài chính và Dịch vụ Giám sát Tài chính đã bắt đầu tiến hành xem xét tình trạng cho vay của 5.000 dự án kinh doanh bất động sản PF trên cả nước. Một quan chức của cơ quan tài chính thuộc chính phủ cho biết “Chúng tôi dự kiến sẽ kiểm tra toàn diện tình trạng khoản vay, tiến độ kinh doanh và khả năng sinh lời vào cuối tháng này”.

Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, số dư các khoản cho vay PF trên tổng số dư nợ trong lĩnh vực tài chính tính đến cuối tháng 6 là 112,2 nghìn tỷ won, tăng gần gấp đôi so với mức 59,5 nghìn tỷ won ở thời điểm cuối năm 2018. Tính cả chứng khoán do các công ty chứng khoán phát hành làm tài sản cơ sở cho các dự án phát triển bất động sản, tổng số dư nợ của PF đã lên tới 152 nghìn tỷ won.

Đặc biệt, số dư các khoản cho vay PF từ các tổ chức tài chính thứ cấp như thẻ/vốn, ngân hàng tiết kiệm và công ty bảo hiểm đã tăng vọt lên mức 83,9 nghìn tỷ won tức 74,8% (83,9 nghìn tỷ won) trong tổng số dư nợ PF. Một quan chức tài chính cho biết, "Chúng tôi sẽ tập trung vào những lo ngại về khả năng mất khả năng thanh toán trong lĩnh vực tài chính thứ hai, nơi tỷ lệ quá hạn của các khoản vay PF gần đây đã tăng nhanh chóng".

Hiện tại, cơ quan tài chính cho rằng rủi ro của các khoản vay PF bất động sản vẫn chưa lan rộng ra thị trường tài chính nói chung. Tuy nhiên, việc dự phòng phương án ứng phó khẩn cấp theo tình trạng khoản vay theo lĩnh vực kinh doanh, và tiến hành điều tra tại chỗ các đầu mối kinh doanh mất khả năng thanh toán cần thực hiện ngay khi cần thiết.

Giới chức tài chính cho biết khi thị trường trái phiếu trở nên biến động hơn do lãi suất tăng gần đây và lo ngại về khủng hoảng tài chính, chính phủ sẽ giảm phát hành trái phiếu chính phủ và hạ lãi suất để ổn định thị trường. Chính phủ đã phát hành 144,2 nghìn tỷ won bằng trái phiếu chính phủ từ đầu năm đến hết tháng 9/2022, tương đương với 81,3% hạn mức phát hành của năm 2022 tức 177,3 nghìn tỷ won.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025