Hàn Quốc, Trung Quốc kích hoạt quỹ bình ổn trái phiếu doanh nghiệp, Việt Nam chỉ cần giải pháp cho lòng tin

Hàn Quốc sẵn sàng đưa ra các biện pháp chính sách để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tiền tệ có nhiều biến động.

Hàn Quốc kích hoạt Quỹ bình ổn thị trường trái phiếu

Ngày 23/10, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch mở rộng tài trợ cho các chương trình thanh khoản lên ít nhất 50.000 tỷ won (tương đương 35 tỷ USD) trong nỗ lực giảm bớt những xáo trộn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau việc vỡ nợ của doanh nghiệp liên quan dự án công viên giải trí Legoland.

Theo KBS News, tình hình lạm phát, tỷ giá tăng cao và biến động trên thị trường tài chính đang khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp khó khăn về huy động vốn. Mặc dù các doanh nghiệp lớn đã kích hoạt biện pháp ứng phó với khủng hoảng nhưng khó khăn chung của thị trường và sự thay đổi quá nhanh về môi trường đã khiến những doanh nghiệp tốt nhất cũng đứng trước khó khăn.

Theo đó, chính phủ Hàn Quốc sẽ kích hoạt "quỹ bình ổn thị trường trái phiếu" trị giá 1.600 tỷ won (khoảng 1,125,303 USD) bắt đầu từ ngày 24/10.

Một quỹ bình ổn thị trường trái phiếu trị giá 10.000 tỷ won đã được kích hoạt vào năm 2008 cũng sẽ được mở; cùng với đó 3.000 tỷ won được tạo ra sau đại dịch COVID-19 trong đó 1.400 tỷ won đã được bơm vào để ổn định thị trường nhằm giải tỏa lo ngại về trái phiếu doanh nghiệp và thị trường tiền tệ ngắn hạn và để ngăn chặn tình trạng suy giảm thanh khoản. Trái phiếu doanh nghiệp và thương phiếu cũng sẽ được quỹ Chính phủ bỏ tiền mua như một phần của chương trình thanh khoản.

Bắt đầu từ tháng 11 tới, việc gọi vốn bổ sung, thu đổi trái phiếu từ các đối tác sẽ được thực hiện khi đối tác có nhu cầu. Mức trần cho các chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng, bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, cũng sẽ được nâng lên 16.000 tỷ won từ mức 8.000 tỷ won hiện tại. Các thương phiếu phát hành bởi các công ty tài chính hay công ty chứng khoán, sẽ được nằm trong chương trình như một phần của tài sản có thể được quỹ Chính phủ mua.

Có thể thấy Hàn Quốc đã sẵn sàng đưa ra các biện pháp chính sách để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tiền tệ có nhiều biến động.

Theo đó, có thể thấy một khi thị trường khó khăn và những đứt gãy trên kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, xuất phát từ những vụ việc, tác động tiêu cực luôn có thể lan ra nếu Chính phủ và các nhà quản lý không sớm có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Quỹ cứu trợ bất động sản của chính phủ Trung Quốc lên tới 29 tỷ USD

Quảng cáo

Biện pháp can thiệp của chính phủ Hàn Quốc, có phần tương tự như biện pháp trước đó của Chính phủ Trung Quốc khi lập quỹ hỗ trợ 29 tỷ USD. Theo đó, hồi tháng 9/2022, Bộ Chính trị nước này đã thông qua quỹ trị giá 200 tỷ NDT để ứng phó cuộc khủng hoảng thanh khoản của ngành bất động sản Trung Quốc.

Quỹ này của Trung Quốc, thực tế không phải nhằm kích thích kích thích thị trường bất động sản hoặc giải cứu các nhà phát triển dự án đã mở bán hoặc bị đình hoãn do khó khăn thanh khoản của nhà thầu, theo trang Caixin nhấn mạnh, mà để ứng phó với khủng hoảng từ thị trường địa ốc có thể “dẫn lửa” bóp chết các ngân hàng Trung Quốc, vốn đang phải vật lộn với căng thẳng thanh khoản giữa các chủ đầu tư và gây rủi ro cho thị trường nhà ở rộng lớn chiếm 1/4 GDP nước này.

Do đó, ngoài quỹ cứu trợ giải ngân qua ngân hàng với chính sách giảm lãi, trực tiếp đến các nhà thầu, Chính phủ Trung Quốc cũng đã hậu thuẫn gián tiếp cho các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản. Một số công ty đã tiến hành phát hành trái phiếu trung hạn với mức lãi suất được ấn định sơ bộ thấp và được đảm bảo bởi Tổ chức Phát hành Trái phiếu Trung Quốc thuộc sở hữu Nhà nước - tổ chức chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập vào năm 2009. Trái phiếu với sự đảm bảo trách nhiệm và không thể hủy ngang từ Tổ chức Phát hành Trái phiếu Trung Quốc, được hy vọng giải quyết phần nào tình trạng thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn của các nhà phát triển bất động sản.

Thị trường chứng khoán, trái phiếu Việt Nam: Chỉ cần giải pháp cho lòng tin

Tiền trong dân hiện còn rất nhiều, chủ yếu đang gửi tiết kệm và trú ngụ vào vàng, đô la và tích trữ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam mới hình thành được đánh giá quy mô còn nhỏ và chưa hề xảy ra vụ việc vỡ nợ nào như tại Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong điều kiện của Việt Nam, doanh nghiệp phát hành không kỳ vọng hỗ trợ nguồn vốn từ Chính phủ nhưng cần những cơ chế, chính sách của nhà điều hành để thị trường phát triển lành mạnh và niềm tin của nhà đầu tư, bởi tiền trong dân còn rất nhiều, không thể chỉ gửi tiết kiệm, sẽ tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng quốc doanh vốn đã hết “room” tín dụng.

2-520221108102132-8576.jpg Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, đã xảy ra cuộc khủng hoảng về niềm tin dẫn đến sự đứt gãy nghiêm trọng về thanh khoản của toàn hệ thống tài chính. (Ảnh minh họa)

Theo nhiều thống kê, dư nợ của trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam so với GDP đang ở mức dưới 15%, là mức thấp so với một số quốc gia đang phát triển như Malaysia, Thái Lan, Singapore... đang ở mức 26- 44% GPD. Các chuyên gia cho rằng điều đó còn có nghĩa là Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển lĩnh vực này.

Trái phiếu vẫn đã và đang là một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất ngân hàng leo thang và tiếp cận tín dụng hạn hẹp. Trong một chia sẻ trên DĐDN, ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính đánh giá: Trái phiếu là một kênh dẫn vốn quan trọng, vì nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, cùng với đó số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường còn quá nhỏ. Thị trường trái phiếu hoàn toàn có thể phát triển lành mạnh. Những doanh nghiệp khỏe, có năng lực quản trị tốt, có khả năng phát triển hoàn toàn có thể thu hút vốn trung dài hạn qua kênh trái phiếu để phát triển các công trình, dự án.

Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có kênh đầu tư hiệu quả hơn gửi tiết kiệm và ít rủi ro hơn đầu tư chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán, hàng triệu người bị ảnh hưởng khi giá trị bị “bay hơi” hàng trăm tỷ USD từ đầu năm tới nay nhưng không quá bất ngờ hay quá hoảng loạn do tâm lý “mất tiền” đã lan tỏa khắp thị trường.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài Chính, vừa qua có một số doanh nghiệp vi phạm trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã bị xử lý, các vụ việc mang tính chất đơn lẻ. Các chuyên gia đánh giá do thông tin chưa đầu đủ nên nhà đầu tư có phần bất ngờ và cảm thấy bất an.

Đảm bảo thanh khoản, trao cơ hội cho các bên, trong thông điệp làm lành mạnh hóa thị trường, đảm bảo trên hết lợi ích của nhà đầu tư, hơn lúc nào, là điều mà mọi chủ thể, thành viên trên thị trường chứng khoán và trái phiếu đang cần và mong đợi. Bởi sự đảm bảo thanh khoản của doanh nghiệp, thị trường lúc này, hơn lúc nào cũng đang gắn chặt với cơ hội hồi phục, tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu các giải pháp ứng xử không phù hợp, tiền trong dân sẽ còn trú ẩn vào gửi tiết kiệm, doanh nghiệp của Việt Nam sẽ còn loay hoay trong bế tắc, thay cho được hưởng những kích thích vượt thoát khó khăn, vượt lên suy thoái kinh tế theo xu thế chung đang diễn biến trên toàn cầu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Tất bật kinh doanh cuối năm, tiểu thương an tâm với giải pháp tài chính từ BVBank

Cận Tết Nguyên đán luôn là thời điểm bận rộn nhất đối với các tiểu thương khi nhu cầu mua sắm tăng cao đột biến. Trước áp lực phải quản lý hàng hóa, doanh thu trong mùa cao điểm, BVBank mang đến những giải pháp tài chính thông minh cho các tiểu thương.

Mở năm Như ý - BVBank gửi tặng hàng ngàn quà tặng và ưu đãi tới khách hàng BVBank tung nhiều ưu đãi cho khách hàng vay tiêu dùng cuối năm

Hé lộ nhiều ngân hàng lợi nhuận tỷ đô

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024 với những chuyển biến rất tích cực, đáng chú ý có nhà băng ghi nhận lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra với mức lãi kỷ lục vượt 1 tỷ USD.

Công ty chứng khoán liên kết ngân hàng tư nhân sẽ dẫn đầu ngành về tăng trưởng lợi nhuận trong 2025 Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Phó Tổng giám đốc VIB muốn mua vào 2 triệu cổ phiếu

Hiện ông Minh đang sở hữu 4,4 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 0,147% vốn. Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu ông Minh sở hữu dự kiến sẽ tăng lên 6,4 triệu cổ phiếu, chiếm 0,214%.

Các quỹ mua nhiều nhất VPB, HVN, VIB trong tháng 10/2024 Phó Tổng Giám đốc VIB đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu, con gái Chủ tịch Bac A Bank muốn bán hơn 3,7 triệu cổ phiếu

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) thưởng 2 tỷ đồng nếu đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng tối nay LPBank trao thưởng 5 tỷ đồng, đồng hành cùng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Từ những quy định ban đầu của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia vào năm 2015, đến năm 2025, các NHTM đã có một thập kỷ nỗ lực mở cửa thị trường tài chính xanh, trong đó có sứ mệnh tiên phong dẫn dắt trái phiếu xanh tại V

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn góp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial).

SeABank chuẩn bị thưởng hơn 1,1 triệu cổ phiếu cho cán bộ quản lý SeABank vinh dự nhận giải thưởng UN WEPs Award 2024 hạng mục “Bình đẳng giới tại thị trường”