Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Hóa giải "điểm nghẽn" của dòng vốn

Nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận gõi hỗ trợ lãi suất 2% như không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất, e ngại công tác thanh, kiểm tra và khó đánh giá về khả năng “phục hồi” trong bối cảnh kinh tế còn nhiều rủi ro, bất định.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP mới đây, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, đến cuối tháng 4/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt hơn 105 nghìn tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt gần 52 nghìn tỷ đồng, số tiền đã hỗ trợ khách hàng luỹ kế từ đầu chương trình mới chỉ đạt khoảng 409 tỷ đồng. Đây được đánh giá là con số khá khiêm tốn so với tổng quy mô của chương trình (40 nghìn tỷ đồng).

Thông tin cụ thể hơn, bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, trong số 44 NHTM được thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất, có 32 ngân hàng đã có phát sinh số tiền hỗ trợ lãi suất.

Là ngân hàng có doanh số hỗ trợ lãi suất dẫn đầu hệ thống, đại diện Vietinbank cho biết, tính tới thời điểm hiện nay, đã có 96/155 chi nhánh của ngân hàng triển khai chương trình, cho 224 khách hàng vay, quy mô dư nợ là 12.300 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất là 96 tỷ đồng.

Đại diện BIDV chia sẻ, ngay sau khi có hướng dẫn của NHNN, ngân hàng đã tích cực triển khai hướng dẫn thực hiện trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, đến cuối tháng 4/2023, BIDV mới chỉ thực hiện hỗ trợ 98 khách hàng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt 4.960 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất là 52,2 tỷ đồng.

Với Agribank, lãnh đạo ngân hàng cho biết, tính đến ngày 18/5, Agribank đã hỗ trợ 879 khách hàng, doanh số cho vay đạt 9.500 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ đạt 4.800 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ là 44 tỷ đồng.

Dù đã vào cuộc rất tích cực, nhưng có thể thấy, kết quả giải ngân của gói hỗ trợ lãi suất 2% vẫn chưa được như kỳ vọng.

Theo bà Hà Thu Giang, có rất nhiều nguyên nhân như bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi so với khi xây dựng Chương trình, khách hàng không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất hay có trường hợp khách hàng đáp ứng điều kiện nhưng lại e ngại công tác thanh, kiểm tra, khó đánh giá về khả năng “phục hồi” trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều yếu tố rủi ro, bất định.

Quảng cáo

Vì vậy, căn cứ vào thực tế triển khai, các NHTM đã dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất trong năm 2023 là khoảng 2.435 tỷ đồng, tuy nhiên theo bà Giang, khả năng đạt được mục tiêu này là khó.

Về phía ngân hàng, đại diện Agribank chia sẻ, ngân hàng tập trung cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, tập trung vào phân khúc nhỏ lẻ. Các hộ gia đình thường không đăng ký kinh doanh, vì vậy họ e ngại trong việc chứng minh mục đích sử dụng vốn.

Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú nhận định, bối cảnh của nền kinh tế hiện tại đang hết sức khó khăn, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của tất cả các cấp, các ngành. Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông nhiều thị trường, trong đó có thị trường bất động sản.

Việc điều hành chính sách tiền tệ cũng đang gặp rất nhiều thách thức, tuy nhiên cần nhìn nhận rằng, doanh nghiệp khó sẽ dẫn đến ngân hàng khó, ngược lại, ngân hàng cũng cần bảo vệ sức khoẻ của mình, đảm bảo an toàn hệ thống.

Phó Thống đốc đề nghị các ngân hàng phải coi trọng công tác tín dụng, tập trung tối đa vào công tác tín dụng trong giai đoạn tới đây, trong đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% là nhiệm vụ quan trọng và phải tiếp tục thực hiện một cách quyết liệt.

“Giải ngân được thêm đồng nào tốt đồng đó, thêm doanh nghiệp nào tốt doanh nghiệp đó. Các ngân hàng phải có trách nhiệm từ nay đến cuối năm, chủ động tiếp cận, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ lãi suất theo quy định, không bị động ngồi chờ khách hàng đến”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Song song với đó, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chính sách, đẩy mạnh hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tăng cường nắm bắt thông tin, khó khăn của doanh nghiệp, hợp tác xã hội kinh doanh và kịp thời tháo gỡ.

Đối với NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, Phó Thống đốc đề nghị tăng cường giám sát, kiểm tra, phát hiện trường hợp ngân hàng từ chối hỗ trợ khách hàng để kịp thời xử lý, báo cáo chính quyền địa phương về tình hình triển khai, đồng thời tăng cường tuyên truyền chính sách này.

Phó Thống đốc cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất; kịp thời giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách. Bên cạnh đó, bố trí kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho NHTM trong quá trình thực hiện thanh toán và quyết toán số tiền hỗ trợ lãi suất.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank

Năm 2024 SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch... Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2024 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18/1/2025, tại Khách sạn Kim Liên - Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua

Nhờ ưu điểm tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với mọi nhu cầu một điểm chạm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, các hệ sinh thái doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng toàn c

Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?