Giao dịch bùng nổ, VPB có phải chuyến tàu "trễ" của sóng Ngân hàng?

Cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã có phiên giao dịch bùng nổ, tạo điểm nhấn đáng chú ý sau khi không bắt nhịp kịp sóng Ngân hàng giai đoạn đầu năm 2024.

Giao dịch bùng nổ, VPB có phải chuyến tàu "trễ" của sóng Ngân hàng?
 

Phiên bùng nổ sau giai đoạn sóng Ngân hàng đã nguội đi

Trong cơn sóng Ngân hàng giai đoạn đầu năm, cổ phiếu VPB là một trong những mã đã gây thất vọng với không ít nhà đầu tư. Nếu như nhiều mã như VCB, BID, MBB, LPB đã liên tục phá kỷ lục giá thì VPB chỉ quẩn quanh ở đường MA200 và thậm chí có nhiều lần tụt xuống do đi theo các nhịp giảm của thị trường.

Tuy nhiên, tới phiên giao dịch 12/6, VPB đã thể hiện sự quyết liệt để bứt phá khỏi đường MA200 với biên độ cùng khối lượng giá bùng nổ. Cổ phiếu đã tăng 6% lên 19.400 đồng/cổ phiếu cùng với khối lượng giao dịch đạt gần 70 triệu đơn vị - mức cao nhất nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Đồng thời là nhân tố đóng góp lớn nhất giúp cho VN-Index đóng cửa tại mốc 1.300 điểm bên cạnh các Bluechips như VCB, FPT, HPG, BID, MBB, MSN.

cophieuvpbchart20240612205309.png?rt=20240612205330
 

Về xu hướng, VPB cũng đang tái hiện lại hình ảnh của cổ phiếu PLX (một cổ phiếu khác cùng nằm trong VN30 vừa có sự lột xác sau 2 năm bị thị trường lãng quên) để rũ bỏ hình ảnh một cổ phiếu yếu.

Trước mắt, với đà bứt phá đã được thể hiện, VPB sẽ cần phải hướng đến vùng giá 20.500 đồng/cổ phiếu nơi có vùng đỉnh 2 năm và ngưỡng Fibonacci 61,8 nằm chồng lên. Nếu chinh phục được chướng ngại, VPB sẽ đứng trước cơ hội vươn về đỉnh thời đại ở quanh mức giá 25.000 đồng/cổ phiếu, thành tích mà những cổ phiếu Ngân hàng khác đã đạt được sớm hơn so với VPB.

FE Credit tích cực giảm lỗ, lợi nhuận quý I/2024 có sự nhảy vọt so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, bảng cân đối kế toán tổng thể của VPB gần như không đổi, với tổng tài sản chỉ tăng 0,6% so với năm 2023, đạt 822 nghìn tỷ. Tuy nhiên, có sự dịch chuyển trong các loại tài sản khi cho vay tăng 2,9%, nhờ mảng cho vay doanh nghiệp thúc đẩy, trong khi ngân hàng đầu tư giảm tương đương.

Quảng cáo

Về tiền gửi, tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân (KHCN) tăng mạnh 11,7%, trong khi tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp (KHDN) giảm 10,1%. Tổng cộng, tiền gửi tăng khoảng 3% so với đầu năm, đạt 455,8 nghìn tỷ đồng, nhưng tỷ lệ CASA giảm xuống còn 14,4% (-3 điểm phần trăm so với đầu năm) do nhu cầu tiền gửi không kỳ hạn của nhóm KHCN thấp.

screenshot-2024-06-12-18282120240612205514.png?rt=20240612205516
 

Dù vậy, ngân hàng đã có quý khởi đầu tích cực với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt gần 4,2 nghìn tỷ đồng, tăng gần 66% so với quý liền trước và 64% so với cùng kỳ. Riêng tại ngân hàng mẹ, lợi nhuận trước thuế của quý I đạt hơn 4,9 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với quý IV/2023, với tổng thu nhập hoạt động tăng 15% và thu nhập lãi thuần tăng 25% so với cùng kỳ.

Tính gộp lợi nhuận ngân hàng mẹ với VPBankS và OPES, VPBank thu về gần 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng xấp xỉ 2 lần so với quý cuối năm 2023.

Riêng FE Credit, công ty vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ nhưng đã có sự cải thiện lớn so với năm 2023.

Liên quan đến kế hoạch phục hồi kinh doanh của công ty cho vay tài chính tiêu dùng, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank cho biết, hiện FE Credit có 49% vốn của SMBC và 50% của VPBank, là đứa con chung của 2 tổ chức nên nhận được sự cam kết hỗ trợ lớn của 2 công ty mẹ.

Theo đó, FE Credit sẽ thực hiện xây dựng lại hệ thống nền tảng theo tiêu chuẩn thị trường Việt Nam, dần tiến tới đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.

“Thực hiện đánh giá, xem xét lại mô hình kinh doanh, chúng tôi vẫn đánh giá thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn rất tiềm năng, nhu cầu tài chính tiêu dùng hiện rất lớn nên dù có tới 16 công ty tài chính tiêu dùng chính thức nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu còn rất yếu”, ông Dũng nhận định.

Trong thời gian qua, FE Credit đã nhận sự hỗ trợ lớn về hệ thống nhân sự, tổ chức, chiến lược, và quan trọng nhất là hỗ trợ huy động vốn tốt hơn từ hai công ty mẹ.

Chủ tịch VPBank cho biết, hiện chi phí vốn của FE Credit đã được đưa về mức 6-7%, từ mức 9-11% trước đó. Dù mức chi phí này vẫn cao hơn một số ngân hàng nhưng cũng là sự cải thiện lớn, giúp FE Credit nhắm vào phân khúc khách hàng ít rủi ro hơn.

“Với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược SMBC cùng sự hậu thuẫn của ngân hàng mẹ, FE Credit được kỳ vọng sẽ sớm tìm lại chu kỳ tăng trưởng vốn có, hướng tới mục tiêu tăng trưởng dương trong năm 2024 và tăng trưởng bền vững trong trung-dài hạn”, Chủ tịch VPBank nói.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Sài Gòn 3 Group lên kế hoạch nắm quyền chi phối tại YTECO

Công ty CP Đầu tư Phát triển Sài Gòn 3 Group (SGI:UPCOM) của Chủ tịch Nguyễn Khánh Linh muốn mua thêm 2.897.923 cổ phiếu YTC của Công CP XNK Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (YTECO) để nâng tỷ lệ sở hữu lên 55,14%.

Chứng trường đua nước rút trước thềm nâng hạng Lợi nhuận thu hẹp quý thứ 2 liên tiếp, cuộc đua ngành Chứng khoán vẫn đang kịch tính

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực cao nhất để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng

Bộ trường Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, các cơ quan quản lý nhà nước đã rất chủ động và nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn của thị trường giúp nâng cao khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo điều k

Nhiều địa phương cam kết đạt tăng trưởng GRDP cao hơn chỉ tiêu được giao UBCKNN Việt Nam vừa đánh dấu cột mốc quan trọng trong mạng lưới cơ quản lý thị trường toàn cầu

UBCKNN Việt Nam vừa đánh dấu cột mốc quan trọng trong mạng lưới cơ quản lý thị trường toàn cầu

UBCKNN ký kết Biên bản Ghi nhớ Đa phương về Giám sát của APRC, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác về hoạt động giám sát thị trường chứng khoán với các cơ quan quản lý các nước và vùng lãnh thổ.

Chứng trường đua nước rút trước thềm nâng hạng Năm 2025 là mục tiêu phấn đấu để nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi

Áp sát mốc 1.300 điểm, thị trường có tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp

Rung lắc đã xuất hiện ngay sau phiên đáo hạn phái sinh tháng 02 nhưng các cổ phiếu Ngân hàng vẫn kịp "nắn" chỉ số tăng trở lại. Qua đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp.

Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Thị trường chứng khoán Phố Wall sụt giảm do triển vọng ảm đạm của Walmart

Chứng khoán ACBS hướng đến cho vay margin tăng trưởng 75% trong năm 2025

Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đã đưa ra phương hướng hoạt động năm 2025 trong đó đề cập đến mở rộng quy mô cho vay giao dịch ký quỹ dự kiến tăng trưởng 75% so với năm 2024.

Chứng khoán ACBS sắp nâng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng Chứng khoán ACBS đã được UBCK chấp thuận cho đợt tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Thị trường không có rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 2

Dù có trạng thái tăng "gap up", sắc xanh của VN-Index vẫn được duy trì cho tới hết phiên giao dịch. Sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 02/2025 hầu như không tạo ra ảnh hưởng rõ ràng lên thị trường.

Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

“Chừng nào FED chưa có dấu hiệu thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ, dòng vốn ngoại vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại các thị trường cận biên như Việt Nam”, chuyên gia VNDRIECT dự báo.

Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần