Giám đốc quốc gia ADB: Việt Nam đang có điều kiện vượt bão khá tốt

Theo đánh giá của Giám đốc quốc gia ADB, Việt Nam đang có điều kiện vượt bão khá tốt so với các quốc gia láng giềng…
Ông Andrew Jeferies, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB
Ông Andrew Jeferies, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB

Sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định lần thứ 3 liên tiếp nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản nhằm hạ nhiệt lạm phát, hiện ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua.

Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell tuyên bố, giới chức nước này sẽ tiếp tục hành động dứt khoát để "hạ nhiệt" nền kinh tế, đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% hằng năm, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và nguy cơ suy thoái trong ngắn hạn.

Ngoài ra, Fed cũng hạ thấp đáng kể các dự báo về tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 1,7% trong năm 2022, giảm 0,2% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 6 vừa qua. Lạm phát vào cuối năm cũng sẽ vẫn ở mức cao, khoảng 5,4%, trước khi giảm xuống gần mức bình thường vào năm tới.

Về khả năng tăng lãi suất trong tương lai, các quan chức Fed đã nhấn mạnh mức tăng thêm 0,75 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm tại 2 cuộc họp còn lại trong năm, mặc dù mọi hành động tăng lãi suất đều phụ thuộc vào những diễn biến của nền kinh tế. Các dự báo cũng cho thấy lãi suất sẽ tăng nhẹ trong năm tới, trước khi giảm xuống vào năm 2024.

Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 liên tiếp của Mỹ trong năm nay, đồng thời cũng là lần thứ 3 liên tiếp Fed tăng lãi suất với mức 0,75 điểm phần trăm, biện pháp đã không được dùng đến trong nhiều thập kỷ.

Đánh giá tác động chính sách lần này của Fed, ông Andrew Jeferies, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB cho rằng, một số quốc gia trong khu vực đang có nhiều khoản nợ bằng đồng USD sẽ thực sự gặp khó khăn trong môi trường lãi suất như hiện nay.

“Lãi suất đồng USD tăng, giá trị đồng USD cũng tăng nên nhiều nền kinh tế trong khu vực có thể cũng sẽ phải cân nhắc tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ của họ. Đặc biệt, nếu nền kinh tế đó cũng đang phải đổi mặt với tình trạng lạm phát cao như Thái Lan hay Indonesia”, ông Andrew nói.

Cũng theo chuyên gia, đồng USD tăng giá gây sức ép lên các đồng tiền khác, điều này cũng sẽ tạo ra áp lực cho các nền kinh tế xuất khẩu nhiều sang các quốc gia khác, qua đó làm suy yếu nhu cầu thương mại toàn cầu. Những doanh nghiệp cần nhiều vốn để lớn mạnh cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

Đối với Việt Nam, ông Andrew cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn khá khỏe mạnh trong môi trường hiện nay, tất nhiên các yếu tố rủi ro cũng vẫn cần được cân nhắc.

“Việt Nam đang có điều kiện vượt bão khá tốt so với các quốc gia láng giềng. Về tỷ lệ lạm phát, ADB dự báo đến cuối năm nay, tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức 3,8%, mức nợ công cũng tương đối thấp, chỉ chiếm 43% GDP. Việt Nam đã có thể huy động nguồn vốn đáng kể thông qua thị trường trái phiếu trong nước, bằng nội tệ. Đồng nội tệ của Việt Nam cũng khá bình ổn”, ông Andrew nhận định.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nước xuất khẩu lương thực, tức là Việt Nam hưởng lợi khi giá thực phẩm tăng tại các quốc gia Châu Âu và Mỹ.

Chuyên gia cũng nhận định, Việt Nam có chính sách tài chính thận trọng cũng như kinh tế vĩ mô ổn định, do đó, có điều kiện tốt để chống đỡ với các cú sốc bên ngoài.

Ngân hàng Nhà nước tăng một loạt lãi suất điều hành

Cuối giờ chiều ngày 22/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1606/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, quy định các mức lãi suất của NHNN như sau: Lãi suất tái cấp vốn là 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 3,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 6,0%/năm.

Quyết định 1606 /QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1728/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Thống đốc NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.

Cùng ngày, NHNN cũng đã ban hành Quyết định số 1607 /QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.

Theo đó, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau.

Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.

Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm.

Quyết định 1607/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1729/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Chat với BizLIVE