GDP tăng cao nhất trong 6 quý, một cường quốc đang nổi củng cố vị thế là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Kinh tế Ấn Độ kết thúc năm 2023 một cách bùng nổ khi tăng trưởng tăng vọt lên mức 8,4%.

GDP tăng cao nhất trong 6 quý, một cường quốc đang nổi củng cố vị thế là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ tăng 8,4% trong quý 3 (tính từ tháng 10 đến tháng 12) trong năm tài chính 2023, vượt xa mức kỳ vọng 6,6% của các nhà kinh tế do Reuters khảo sát.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Ấn Độ công bố hôm thứ Năm, mức tăng GDP quý 3 là cao nhất trong 6 quý, nhờ hoạt động sản xuất tăng 11,6% và lĩnh vực xây dựng tăng 9,5%.

Tốc độ tăng trưởng GDP của hai quý trước cũng được điều chỉnh từ 7,8% lên 8,2% trong tháng 4-6, và từ 7,6% lên 8,1% trong tháng 7-9.

Từ đó, chính phủ Ấn Độ cũng điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP cho quý 4 của năm tài chính 2023 (tháng 1-3/2024) lên 7,6%, từ mức 7,3%.

Quảng cáo

Thủ tướng Ấn Độ Modi viết trong một bài đăng trên X rằng: “Mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ 8,4% trong quý 3 thể hiện sức mạnh và tiềm năng của nền kinh tế Ấn Độ. Những nỗ lực của chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại kết quả tăng trưởng nanh chóng”.

Thamashi De Silva, trợ lý kinh tế Ấn Độ tại Capital Economics, nhận định: “Tốc độ tăng trưởng Q3 của Ấn Độ là mạnh mẽ nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới”.

Theo tính toán sơ bộ về kết quả hàng quý cho năm dương lịch 2023, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á có mức tăng trưởng trung bình trên 7,5%. Con số này vượt xa mức trung bình năm của Trung Quốc là 5,2%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2024, so với 4,6% của Trung Quốc khi mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chứng kiến tốc độ tăng trưởng đã chậm lại do hàng loạt thách thức, bao gồm khủng hoảng bất động sản và tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục ở thanh niên. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự kiến sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng cho năm 2024 vào tuần tới.

Sự tăng trưởng bền vững của Ấn Độ sẽ nhanh chóng đưa nước này lên cao trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà phân tích tại Jefferies kỳ vọng nước này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027, tăng từ vị trí thứ năm hiện nay.

Theo CNN, Nikkei Asia

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết