GDP sụt giảm lần đầu trong hơn 2 năm, Hàn Quốc cam kết gấp rút hỗ trợ xuất khẩu

Yếu tố kéo GDP Hàn Quốc sụt giảm chính là xuất khẩu 5,8% và tiêu dùng cá nhân giảm 0,4%, chi tiêu chính phủ tăng 3,2%, theo ước tính của BOK.

Lần đầu tiên trong 2 năm rưỡi, kinh tế Hàn Quốc suy giảm trong quý cuối cùng của năm 2022, làn sóng chi tiêu mạnh tay thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 hạ nhiệt và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh, theo ước tính của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố vào ngày thứ Năm.

GDP của Hàn Quốc quý 4/2022 suy giảm 0,4% so với quý trước đó, theo ước tính của BOK. GDP Hàn Quốc tăng 0,3% trong quý 3/2022. Các chuyên gia tham gia khảo sát của Reuters đã dự báo về mức suy giảm 0,3%.

Yếu tố kéo GDP Hàn Quốc sụt giảm chính là xuất khẩu 5,8% và tiêu dùng cá nhân giảm 0,4%, chi tiêu chính phủ tăng 3,2%, theo ước tính của BOK.

GDP Hàn Quốc quý 4/2022 tăng trưởng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 3,1% trong quý 3/2022 và 1,5% theo dự báo của các chuyên gia.

BOK ước tính rằng trong năm 2022, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, đã tăng trưởng 2,6% so với năm 2021, khi đó GDP Hàn Quốc tăng trưởng được 4,1%. Mức tăng trưởng GDP trung bình của giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 khoảng 2,3%/năm.

BOK dự báo ước tính tăng trưởng GDP cả năm 2023 của Hàn Quốc khoảng 1,7%, tuy nhiên vào tháng này cảnh báo BOK có thể đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhấn mạnh rằng đợt nâng lãi suất ngày 13/1/1022 đánh dấu sự kết thúc của quá trình thắt chặt chính sách bắt đầu từ tháng 8/2021.

Quảng cáo

Người Hàn Quốc đã mạnh tay chi tiêu tiêu dùng sau khi các biện pháp kiểm soát COVID-19 được gỡ bỏ vào đầu năm 2022, tuy nhiên hành vi chi tiêu của người dân hiện vẫn chưa đạt ngưỡng bình thường. Thực tế này xảy ra khi mà xuất khẩu Hàn Quốc sụt giảm cùng với sự suy yếu của các nền kinh tế ngoại dưới tác động của lãi suất cao hơn nhằm kiềm chế lạm phát.

Chính phủ Hàn Quốc đã cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp xuất khẩu sau khi vào ngày thứ Năm Hàn Quốc công bố kinh tế suy giảm mạnh nhất trong 2 năm rưỡi, nguyên nhân chính do xuất khẩu sụt giảm và đương đầu với kịch bản suy thoái kinh tế.

Khẳng định rằng sự suy giảm của kinh tế Hàn Quốc là một phần trong xu thế toàn cầu và việc tăng trưởng trở lại trong quý hiện tại hoàn toàn có thể, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho đã cam kết hỗ trợ tức thì cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các biện pháp như giảm thuế hoặc hỗ trợ về hành chính.

BOK ước tính rằng GDP Hàn Quốc quý 3/2022 giảm 0,4% so với quý liền trước. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đã dự báo về mức giảm 0,3%.

“Chính phủ sẽ tập trung nguồn lực chính sách vào việc khởi động lại xuất khẩu và đầu tư, ví như tiếp tục các nỗ lực giảm điều tiết cũng như hỗ trợ về thuế và tài chính”, ông Choo nói trong cuộc họp bộ trưởng tài chính.

Cũng theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, ông Rhee Chang-yong, hiện vẫn còn quá sớm để biết liệu kinh tế Hàn Quốc đã rơi vào suy thoái hay chưa. “Chúng ta đang ở bên bờ vực và sẽ cần phải có thêm chi tiết để có thể biết kinh tế liệu đã rơi vào suy thoái”, ông Chang-yong nói.

“Hiệu ứng từ quá trình mở cửa của Trung Quốc sẽ giúp tuy nhiên xuất khẩu sẽ không nhanh chóng bật tăng do sự suy yếu của nhiều nền kinh tế lớn”, chuyên gia kinh tế tại tổ chức DB Financial Investment – ông Park Sang-woo nói. Ông Park tin rằng GDP sẽ tiếp tục suy giảm trong quý hiện tại, hoặc ít nhất sẽ vẫn giữ ở mức ổn định.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro