EU tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu của Nga

EU trong tháng này đã chính thức ban hành lệnh cấm nhập khẩu phần lớn dầu mỏ của Nga, được cho là biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Italy Mario Draghi ngày 13/6 đã đến Israel để đàm phán vấn đề năng lượng, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) tìm cách giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu của Nga.

Dự kiến, bà Ursula von der Leyen sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng Israel Yair Lapid trong ngày 13/6 và Thủ tướng Israel Naftali Bennett trong ngày 14/6 để thảo luận về hợp tác năng lượng.

Trong khi đó, ông Mario Draghi có kế hoạch thảo luận vấn đề năng lượng và an ninh lương thực trong chuyến công du hai ngày đến Israel. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông đến Trung Đông kể từ khi nhậm chức vào năm ngoái.

EU trong tháng này đã chính thức ban hành lệnh cấm nhập khẩu phần lớn dầu mỏ của Nga, được cho là biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Quảng cáo

Bà Von der Leyen hy vọng khối này có thể chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn hydrocarbon nhập khẩu từ Nga, trong đó có khí đốt, trước năm 2027.

Việc phát hiện mỏ khí đốt gần 1.000 tỷ m3 ở Đông Địa Trung Hải trong thập kỷ qua đã đưa Israel từ nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên thành nước xuất khẩu.

Hiện Israel xuất khẩu khí đốt với số lượng nhỏ từ 2 mỏ ngoài khơi là Leviathan và Tamar tới Ai Cập và Jordan.

Bộ trưởng Năng lượng Israel Karine Elharrar cho biết nước này có tiềm năng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và đang tìm cách hiện thực hóa mục tiêu này.

Tuy nhiên, hiện nay việc đưa khí đốt của Israel đến châu Âu còn nhiều khó khăn và đòi hỏi phải đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng trong dài hạn.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025