Nhật Bản chính thức tăng lãi suất sau 17 năm, chấm dứt chế độ lãi suất âm cuối cùng trên thế giới

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) cũng tuyên bố chấm dứt chính sách kiểm soát đường cong lợi suất và dừng mua quỹ ETF.

Nhật Bản chính thức tăng lãi suất sau 17 năm, chấm dứt chế độ lãi suất âm cuối cùng trên thế giới

Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, ngày 19/3, ngân hàng trung ương Nhật Bản chính thức nâng lãi suất sau 17 năm. Với động thái này, Nhật Bản đã chấm dứt chế độ lãi suất âm cuối cùng trên thế giới.

Sau những dấu hiệu khả quan về việc các doanh nghiệp chấp nhận tăng lương mạnh mẽ trong năm nay, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đã tăng lãi suất ngắn hạn từ -0,1% lên khoảng 0% - 0,1%. Chế độ lãi suất âm được Nhật Bản áp dụng kể từ năm 2016.

BOJ đang kỳ vọng nền kinh tế lớn thứ hai châu Á sẽ trở lại sau thời kỳ giảm phát kéo dài. Các chính sách của Nhật Bản vốn trái ngược với các ngân hàng trung ương khác (tăng lãi suất mạnh mẽ trong hai năm qua để chống lạm phát do đại dịch Covid-19, xung đột và các vấn đề chuỗi cung ứng).

Chính sách tiền tệ siêu lỏng của ngân hàng trung ương Nhật Bản góp phần khiến đồng Yên nhanh chóng mất giá, gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình và tạo áp lực giảm phát.

Bên cạnh quyết định tăng lãi suất, BOJ cũng tuyên bố chấm dứt chính sách kiểm soát đường cong lợi suất đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm. Đây là chính sách mà ngân hàng trung ương áp dụng để nhắm đến mục tiêu lãi suất dài hạn, bằng cách mua và bán trái phiếu khi cần thiết.

Quảng cáo

BOJ cho biết họ sẽ dừng mua các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và quỹ tín thác đầu tư bất động sản Nhật Bản (J-REITS). Họ đã mua tổng cộng 37 nghìn tỷ yên (248 tỷ USD) quỹ ETF và 650 tỷ yên J-REIT kể từ năm 2010. Họ cũng sẽ giảm dần việc mua trái phiếu doanh nghiệp và đặt mục tiêu dừng hoạt động này trong vòng một năm.

Tuy nhiên, BOJ sẽ tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản với số lượng tương đương như trước đây. Động thái này cho thấy BOJ sẽ duy trì các điều kiện tiền tệ dễ dàng. Trước đây, ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ mua trái phiếu chính phủ không giới hạn.

Trước khi quyết định tăng lãi suất, BOJ gần như “án binh bất động”, duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, mặc dù lạm phát lõi đã tăng vượt mục tiêu 2% trong hơn một năm. Khi đó, các nhà hoạch định chính sách cho rằng giá cả tăng phần lớn là do nhập khẩu.

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tăng giá bền vững.

Liên đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản Rengo tuần trước cho biết các cuộc đàm phán về lương đang được tiến hành với các doanh nghiệp Nhật Bản và người lao động thuộc liên đoàn. Hiện các công ty Nhật Bản đã chấp nhận tăng mức lương bình quân là 3,7%.

Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã nhiều lần phát biểu rằng kết quả của cuộc đàm phán tiền lương “shunto” năm nay sẽ là chìa khóa để giá cả tăng bền vững. BOJ kỳ vọng mức lương cao hơn dẫn đến nhu cầu tiêu dùng trong nước, từ đó thúc đẩy lạm phát.

Theo Nikkei Asia, CNBC

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?