Đồng yên chạm đáy 34 năm, Nhật Bản sẽ can thiệp bằng cách nào và thách thức là gì?

Câu hỏi đặt ra là Nhật Bản sẽ can thiệp vào đồng yên khi nào, bằng cách nào và thách thức là gì?

Đồng yên chạm đáy 34 năm, Nhật Bản sẽ can thiệp bằng cách nào và thách thức là gì?

Chính quyền Nhật Bản đang phải đối mặt với áp lực mới nhằm kìm hãm chuỗi mất giá kéo dài của đồng yên. Đồng yên tăng giá nhẹ sau khi Tokyo đưa ra cảnh báo mạnh nhất từ trước đến nay về khả năng can thiệp sắp tới, giúp đồng tiền Nhật Bản thoát khỏi mức đáy trong 34 năm là 151,97 yên đổi 1 USD vào hôm thứ Tư.

Nhật Bản mua đồng yên vào tháng 9/2022 nhằm tăng giá đồng tiền này kể từ năm 1998. Động thái này diễn ra sau quyết định lúc ấy của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã đẩy đồng yên xuống mức thấp nhất là 145/USD. Nước này tiếp tục can thiệp vào tháng 10 cùng năm sau khi đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm là 151,94/USD.

Tại sao phải can thiệp?

Việc can thiệp mua yên là rất hiếm. Thông thường, Bộ Tài chính bán đồng yên để tránh việc đồng yên tăng giá vì tiền tăng giá sẽ làm tổn hại đến xuất khẩu khi hàng hóa Nhật Bản kém cạnh tranh hơn ở nước ngoài.

Tuy nhiên, đồng yên yếu kém hiện được coi là có vấn đề, khi các công ty Nhật Bản đã chuyển sản xuất ra nước ngoài và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng từ nhiên liệu, nguyên liệu thô đến các bộ phận máy móc.

Tín hiệu can thiệp

Khi chính quyền Nhật Bản nâng cảnh báo rằng họ “sẵn sàng hành động dứt khoát” để ngăn chặn các động thái đầu cơ, đó là dấu hiệu cho thấy sự can thiệp có thể sắp xảy ra.

Việc BOJ kiểm tra tỷ giá được các nhà giao dịch coi là dấu hiệu báo trước cho sự can thiệp.

Điều gì đã xảy ra cho đến nay?

Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng chính quyền có thể hành động dứt khoát nhằm chống lại sự yếu kém của đồng yên.

Vài giờ sau, chính quyền Nhật Bản tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận về đồng yên yếu.

Sau cuộc họp, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản Masato Kanda cho biết các diễn biến gần đây của đồng yên quá nhanh và không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản. Phát biểu này cho thấy dấu hiệu Tokyo có đủ lý do để can thiệp nhằm ngăn chặn đồng tiền này giảm sâu hơn nữa.

Giảm đến mức nào thì can thiệp?

Quảng cáo

Các nhà chức trách cho biết họ đang xem xét tốc độ giảm giá của đồng yên chứ không phải là mức độ sụt giảm đến đâu. Họ cũng cần xem liệu các động thái này có phải do các nhà đầu cơ thúc đẩy để quyết định có nên can thiệp hay không.

Với việc đồng đô la đã giảm qua mức dẫn đến sự can thiệp vào năm 2022, các nhà giao dịch dự đoán đồng tiền này có thể giảm xuống mức 152 và sau đó là 155.

Ngòi nổ là gì?

Khi sự phẫn nộ của công chúng đối với đồng yên yếu và kéo theo là chi phí sinh hoạt tăng cao, điều này sẽ gây áp lực buộc chính quyền phải ứng phó. Đây là tình huống khiến Tokyo can thiệp vào năm 2022.

Nếu sự trượt giá của đồng yên vẫn tăng lên và thu hút phản ứng của giới truyền thông và công chúng, khả năng can thiệp sẽ cao.

Quyết định này sẽ không dễ dàng. Việc can thiệp rất tốn kém và có thể dễ dàng thất bại, vì ngay cả một đợt mua đồng yên lớn cũng sẽ không thấm vào đâu so với 7,5 nghìn tỷ USD được đổi chủ hàng ngày trên thị trường ngoại hối.

Can thiệp như thế nào?

Khi Nhật Bản can thiệp để ngăn chặn sự tăng giá của đồng yên, Bộ Tài chính phát hành tín phiếu ngắn hạn, tăng giá đồng yên rồi bán ra để làm suy yếu đồng tiền Nhật Bản.

Tuy nhiên, để hỗ trợ đồng yên, chính quyền phải khai thác dự trữ ngoại hối của Nhật Bản để lấy đô la bán ra mua đồng Yên. Trong cả hai trường hợp, Bộ trưởng Tài chính sẽ ra lệnh can thiệp và BOJ thực hiện lệnh này với tư cách là đại diện của Bộ.

Thách thức là gì?

Can thiệp mua yên khó hơn can thiệp bán yên.

Mặc dù Nhật Bản nắm giữ gần 1,3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối, dự trữ này có thể bị xói mòn đáng kể nếu Tokyo liên tục can thiệp mạnh mẽ, khiến các nhà chức trách bị hạn chế về thời gian họ có thể bảo vệ đồng yên.

Chính quyền Nhật Bản cũng coi việc tìm kiếm sự hỗ trợ của các đối tác G7, đặc biệt là Mỹ, là điều quan trọng nếu việc can thiệp có liên quan đến đồng USD.

Washington đã ngầm chấp thuận khi Nhật Bản can thiệp vào năm 2022. Tuy nhiên, khả năng điều tương tự có xảy ra khi Nhật Bản xem xét can thiệp tiếp theo hay không vẫn còn để ngỏ.

Theo Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?