Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp lúng túng trong việc lập bản đồ định vị rừng trồng

EU thuộc top thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn của Việt Nam. Quy định của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) có hiệu lực từ tháng 6/2023, triển khai thực hiện vào ngày 01/01/2025. Hiện nay doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để xác định được bản đồ rừng trồng và ai sẽ là người xác nhận?

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp lúng túng trong việc lập bản đồ định vị rừng trồng
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt hơn 647,351 triệu USD, giảm 13,07% so với nửa đầu tháng 8/2023.

Lũy kế, từ đầu năm đến ngày 15/8, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 9,541 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sản phẩm từ gỗ đạt 6,525 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 23,51%, xuất khẩu sản phẩm từ gỗ tăng 24,34% so với cùng kỳ.

Đầu năm 2024, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 14,2 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023. Tính từ đầu năm đến ngày 15/8, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này đã đạt 9,5 tỷ USD, so với mục tiêu đề ra đạt 66,9%.

Tuy nhiên, theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng trưởng mạnh là nhờ tín hiệu tích cực từ các thị trường Mỹ, EU. Với mức tăng như hiện nay, dự kiến, những tháng cuối năm vào mùa cao điểm mua sắm của các nước, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ có thể tăng thêm để đạt kim ngạch xuất khẩu từ 17 - 17,5 tỷ USD trong năm nay.

Giải thích về sự chênh lệch mục tiêu xuất khẩu giữa Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và HAWA, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Lâm Việt cho rằng, do hồi đầu năm chưa biết tình hình thị trường sẽ diễn biến theo chiều hướng nào nên Bộ giao chỉ tiêu cho ngành gỗ hơi thấp là 14,5 tỷ USD. Đến thời điểm này xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ có nhiều chuyển biến tích cực nên ngành gỗ dự báo kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể đạt từ 17 - 17,5 tỷ USD.

Mặc dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng trưởng tốt trong các tháng đầu năm nay nhưng ngành hàng này vẫn còn đối mặt với nhiều rào cản, vì chỉ còn hơn 3 tháng nữa quy định về chống phá rừng và suy thoái rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) sẽ có hiệu lực, nhưng hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vẫn còn đang lúng túng trong việc thiết lập bản đồ định vị rừng trồng ở Việt Nam. Mặt khác, châu Âu đặt ra quy định về EUDR nhưng họ cũng chưa có văn bản hướng dẫn các nước xuất khẩu gỗ vào EU phải làm như thế nào.

Quảng cáo

“Ngành gỗ hy vọng Việt Nam ít liên quan đến EUDR, bởi vì từ những năm 2000 đến nay Việt Nam không phá rừng mà chỉ trồng rừng. Tuy nhiên, vấn đề doanh nghiệp ngành gỗ đang lúng túng là làm sao xác định được bản đồ rừng trồng của Việt Nam, và ai sẽ là người xác nhận vấn đề này để các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có cơ sở gửi định vị bản đồ rừng trồng cho nhà mua hàng, để họ giải trình với cơ quan có thẩm quyền bên châu Âu.

Chúng ta chưa biết phía EU yêu cầu thiết lập bản đồ rừng trồng phải như thế nào, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho thành lập Tổ công tác đặc biệt triển khai vấn đề này, hy vọng khi hai bên làm việc với nhau dễ thấu hiểu và dễ dàng đưa ra tiếng nói chung”, ông Liêm nói.

Theo Tổng giám đốc Công ty Lâm Việt, thời gian qua, Lâm Việt và các doanh nghiệp trong ngành gỗ khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ một số quốc gia trên thế giới hay mua gỗ giá tỵ của Brazil, đều yêu cầu bên bán gửi định vị bản đồ rừng cho bên mua và được họ đáp ứng đầy đủ, trong khi đó, ở Việt Nam vẫn đang bị lúng túng về vấn đề này.

“Mỹ vẫn là thị trường số 1 xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ, 7 tháng đầu năm tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường EU cũng tăng trưởng tốt, tăng 32,6%. Chúng tôi hy vọng từ nay đến cuối năm, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Liên minh châu Âu sẽ có tiếng nói chung về thiết lập bản đồ rừng trồng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường châu Âu”, ông Liêm nói.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (XNK) – Bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm nay, gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt gần 4,89 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tới 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Riêng tháng 7/2024, xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 813,98 triệu USD, tăng 14,3% so với tháng trước và tăng 33,7% so với tháng 7/2023.

Một số thị trường cũng đạt kim ngạch xuất khẩu cao như: Nhật Bản đạt 961,29 triệu USD, tăng 1,5%; Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, tăng 39%; Hàn Quốc đạt 452,07 triệu USD, giảm 2,2%. EU đạt 287,83 triệu USD, chiếm 3,2%, tăng 32,6%.

Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2023.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Viconship hoàn tất thoái vốn tại Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ

Viconship đã chuyển nhượng toàn bộ 22% cổ phần tại Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ theo phương thức thỏa thuận, với tổng giá trị chuyển nhượng tối thiểu đạt 88,2 tỷ đồng.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Chi hơn 3.000 tỷ đồng thâu tóm Cảng Nam Hải Đình Vũ, Viconship kinh doanh ra sao trong quý II?

"Tắt thanh khoản" sau bão Yagi, thị trường có ổn?

Tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp của VN-Index cùng với những phiên có tình trạng "tắt thanh khoản" liệu có khiến các chuyên gia thay đổi quan điểm? Dưới đây là những nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam của một số chuyên gia.

Nhóm Chứng khoán và Bất động sản cố gắng khuấy động thị trường Thị trường xuất hiện trạng thái "tắt thanh khoản" sau sự kiện bão Yagi

Hưng Thịnh Incons chào bán 89 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Trong trường hợp chào bán thành công 89 triệu cổ phiếu, Hưng Thịnh Incons có thể thu về tối đa gần 891,2 tỷ đồng, trong đó ưu tiên thanh toán các khoản nợ vay đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Hưng Thịnh Incons xuất hiện trong liên danh muốn xây khu đô thị hơn 3.800 tỷ đồng ở Thái Nguyên Hưng Thịnh Land công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính

Đề xuất trừ chi phí từ thiện, ủng hộ,... khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

HoREA đề xuất trừ các khoản chi hỗ trợ, tài trợ cho lĩnh vực y tế, giáo dục, phòng chống dịch bệnh, thiên tai bão lũ, ngập lụt theo quy định của Chính phủ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu FED cắt giảm lãi suất nhiều hơn dự kiến sẽ có ý nghĩa gì đối với thị trường chứng khoán