Chân dung doanh nghiệp

Doanh nghiệp chuyên bốc xếp hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận top đầu TTCK, thị giá lên đến gần 200.000 đồng/cp

CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo Service) đang dự định mua lại cổ phần của một nhà ga hàng hóa ở sân bay Nội Bài, sẵn sàng tham gia dự án đầu tư cảng nhà ga hàng hóa tại sân bay Long Thành.
Cổ đông lớn nhất của SCS là CTCP Gemadept với 31,83% vốn
Cổ đông lớn nhất của SCS là CTCP Gemadept với 31,83% vốn

“Khiêm tốn” với kế hoạch tăng trưởng chỉ 1 chữ số

CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo Service - mã SCS) được thành lập vào ngày 8/4/2008 với vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng, được góp bởi 6 cổ đông sáng lập là Cụm Cảng hàng không miền Nam (nay là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP), Công ty Sửa chữa máy bay 41 (nay là Công ty TNHH MTV Sửa chữa máy bay 41 – BQP), CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển (nay là CTCP Gemadept), Công ty TNHH Đầu tư Nam Phú quốc tế, CTCP Đầu tư Á Châu, CTCP Sóng Việt. Sự ra đời của SCS nhằm đầu tư xây dựng và phát triển nhà ga hàng hóa hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế tại Sân bay Tân Sơn Nhất.

Cơ cấu cổ đông nắm giữ trên 5% của SCS có CTCP Gemadept sở hữu 31,83%; Tổng công ty Hàng không Việt Nam- CTCP (ACV) 12,95%; Công ty TNHH MTV Sửa chữa máy bay 41 sở hữu 12,43% và Pyn Elite Fund với 5,36%.

SCS đã đăng ký giao dịch chứng khoán trên UpCOM vào tháng 7/2017 và chuyển sàn sang HoSE vào 3/8/2018. Đến thời điểm hiện tại SCS đang được giao dịch quanh 180.000 đồng/cổ phiếu, cũng là mức đỉnh của cổ phiếu này kể từ khi lên sàn. Kể từ đầu năm 2022 đến nay, SCS đã ngược dòng tăng 12% trong bối cảnh VN-Index điều chỉnh giảm 8,8%.

Đà tăng của cổ phiếu SCS được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh hiệu quả, kế hoạch đầu tư, phát triển giúp doanh nghiệp duy trì đà tăng trưởng bền vững cũng như chỉ số tài chính sáng sủa và những biến động từ nguyên nhân khách quan gần như không tác động quá tiêu cực đến doanh nghiệp.

Năm 2022, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo Service - mã SCS) đặt mục tiêu tổng sản lượng hàng hóa dự kiến đạt 240.000 tấn, tăng 5,3%, tổng doanh thu 900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 640 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và 5,7% so với năm 2022.

Đây là kế hoạch tương đối khiêm tốn mà SCS đặt ra trong khi hầu hết các công ty chứng khoán khi đưa ra dự báo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của SCS đều ở con số tăng trưởng 2 chữ số. Chẳng hạn, VNDIRECT kỳ vọng lợi nhuận ròng của SCS có thể tăng 25,9% so với cùng kỳ, đạt 711 tỷ đồng chủ yếu nhờ nhu cầu vận chuyển hàng hóa hàng không gia tăng.

Tương tự, ACBS kỳ vọng SCS sẽ tạo ra 931,8 tỷ đồng doanh thu trong năm 2022 (+11% so với cùng kỳ năm 2021) và 591,5 tỷ đồng lợi nhuận ròng (+11,8% so với cùng kỳ năm 2021), tăng lần lượt 8,1% và 6,2% so với các dự phóng trước đây nhờ vào kỳ vọng ASP (giá dịch vụ trung bình) cao hơn.

VCSC cũng kỳ vọng doanh thu SCS sẽ tăng 17% so với cùng kỳ, đạt 983 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 702 tỷ đồng. Thậm chí, năm 2023, VCSC dự báo doanh thu sẽ tăng 14% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 1,1 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS tăng 13% so với cùng kỳ năm, đạt 713 tỷ đồng trong năm 2023.

Kết quả quý 1/2022, SCS đạt doanh thu 246 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2021, với doanh thu khai thác nhà ga chiếm đến 95% doanh thu (232 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế SCS đạt hơn 201 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt tới 82%.

Tăng cho vay các bên liên quan, sẵn sàng tham gia đầu tư cảng nhà ga hàng hóa tại Long Thành

Theo báo cáo tài chính quý 1/2022, số dư phải thu cho vay của SCS là 210 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2020 con số này là 165 tỷ đồng. Theo lý giải của đại diện SCS, công ty giữ nguồn tiền mặt để sẵn sàng tham gia các dự án. Vì vậy, để tối ưu hoá dòng tiền vì hiện lãi suất tiền gửi không cao, các khoản cho vay đều có tài sản đảm bảo là cổ phiếu SCS đã lưu ký, bảo lãnh và lãi suất cho vay bình quân cao hơn khoảng 2,5% so với lãi suất tiết kiệm.

Kể từ đầu năm 2022 đến nay, diễn biến cổ phiếu SCS ngược dòng thị trường

Kể từ đầu năm 2022 đến nay, diễn biến cổ phiếu SCS ngược dòng thị trường

Thông tin về khả năng cạnh tranh tại dự án sân bay Long Thành, lãnh đạo SCS cho biết tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, những công ty có giấy phép hoạt động nhà ga hàng hóa ở Việt Nam không có nhiều, khi tham gia dự án các công ty cần chứng minh đủ điều kiện hoạt động nhà ga để tham gia đấu thầu dự án Long Thành. ACV là chủ đầu tư dự án Long Thành và ACV cũng là một cổ đông sáng lập của SCS do đó SCS sẽ làm việc với ACV và các bên liên quan để cố gắng tham gia đầu tư dự án sân bay Long Thành được thành công.

Theo quy hoạch của nhà nước sẽ duy trì hoạt động song song sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất. Hàng hóa qua các sân bay cần được tính toán trong thời gian 5 năm tới để đảm bảo công suất hoạt động các sân bay, phù hợp với tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư FDI của Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh doanh của SCS.

Kế hoạch phát triển trung và dài hạn được SCS đặt ra là nghiên cứu khả năng tham gia đầu tư khai thác Nhà ga hàng hóa sân bay quốc tế Long Thành. Thứ 2, triển khai kế hoạch M&A đầu tư vào doanh nghiệp cùng ngành. Thứ 3, triển khai thủ tục đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng SCSC-2 ngay sau khi có phê duyệt của Quân chủng PK-KD/Bộ Quốc phòng. Thứ 4, đầu tư thiết bị nâng công suất Nhà ga hàng hóa lên 350.000 tấn/năm cho giai đoạn 2 và xây dựng mở rộng phần kho hàng hóa nội địa.

SCS cũng nêu ra những khó khăn, thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải trong năm 2022 như, đại dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới từ đầu năm 2020 vẫn đang diễn biến phức tạp và dự báo chưa thể kết thúc trong năm 2022 gây ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và hàng không nói riêng. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, các chuyến bay quốc tế chưa được mở lại hoàn toàn.

Diễn biến bất ngờ của cuộc chiến Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ và các nước phương Tây áp đặt đối với Nga đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đẩy giá dầu tăng cao, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng và gây áp lực mạnh lên lạm phát toàn cầu và Việt Nam.

Rủi ro đối với doanh nghiệp khi toàn bộ các hoạt động của SCS đang được thực hiện trên diện tích đất 14,3ha, đây là khu đất tại Sân bay Tân Sơn Nhất của Công ty TNHH MTV Sửa chữa máy bay 41 thuộc Bộ Quốc phòng dùng góp vốn thành lập SCS. Do đó, trong trường hợp có yêu cầu khẩn cấp từ phía Bộ Quốc phòng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng… mọi hoạt động của công ty phải tạm dừng và bàn giao nguyên trạng cơ sở vật chất cho Bộ Quốc phòng.

Một số rủi ro khác như rủi ro lạm phát, lãi suất, rủi ro tỷ giá… cũng được SCS tính đến trong năm 2022.

Đọc tiếp

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE