ĐHĐCĐ ABBank: Đẩy mạnh mảng bancassurance, kế hoạch lợi nhuận tăng 68%

Năm nay, ABBANK dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 2.826 tỷ đồng, tăng trưởng 68% so với 2022.

Sáng nay (28/4), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.

Không đạt kế hoạch do phát sinh phí bồi thường cho đối tác bảo hiểm

Báo cáo tại đại hội, bà Lê Thị Bích Phượng, Quyền Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, kết thúc năm 2022, tổng tài sản ABBank đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021 và đạt 94% kế hoạch đặt ra. Tổng huy động thị trường 1 đạt gần 92 nghìn tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.686 tỷ đồng, mới chỉ hoàn thành 55% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,19%, đảm bảo dưới 3% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Quyền Tổng giám đốc ABBank, năm 2022, ngân hàng đã không đạt được nhiều chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông thông qua. Nguyên nhân là do thị trường năm 2022 biến động, nhiều yếu tố tiêu cực, bất ổn gây ảnh hưởng đến mảng kinh doanh nguồn vốn.

“Do mặt bằng lãi suất thị trường tăng mạnh, thanh khoản hạn chế dẫn tới danh mục trái phiếu chính phủ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, năm vừa qua ngân hàng phát sinh chi phí bồi thường 200 tỷ đồng khi chấm dứt hợp tác bán bảo hiểm nhân thọ với đối tác cũ không đảm bảo quyền lợi cho ABBank”, bà Phượng cho biết.

Cũng theo lãnh đạo ABBANK, trong khi phải trả khoản bồi thường chấm dứt hợp đồng với đối tác cũ trước hạn, ngân hàng chưa tìm được đối tác kinh doanh bảo hiểm mới dẫn đến không có doanh thu phí bảo hiểm năm qua.

Trước đó, hồi giữa năm 2016, ABBANK và FWD đã ký kết thỏa thuận hợp tác thời hạn 15 năm phối hợp triển khai mô hình kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng. Theo đó, FWD sẽ trở thành đối tác độc quyền phân phối toàn bộ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và tiết kiệm thông qua kênh phân phối của ABBANK tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đến 2022, mối hợp tác này đã chính thức kết thúc. Đến tháng 12/2022, ABBank công bố hợp tác chiến lược với đối tác mới là Dai-ichi Life Việt Nam.

Kế hoạch lợi nhuận tăng 68%

Năm nay, ABBANK đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, tổng tài sản đạt 136,8 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 5% so với 2022; Dư nợ tín dụng đạt gần 97,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với 2022, có thể được điều chỉnh theo sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN); Huy động từ khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 93,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 2% so với 2022. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được kiểm soát ở mức dưới 3%.

Năm nay ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 2.826 tỷ đồng, tăng trưởng 68% so với 2022; ROE đạt 16%, so với mức gần 11% thực hiện trong năm 2022.

Quảng cáo

Nhằm chủ động giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong thời gian giữa hai cuộc họp ĐHĐCĐ, HĐQT trình cổ đông thông qua việc giao ủy quyền cho HĐQT quyết định bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh bán lẻ của ngân hàng. Đồng thời, xem xét, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp tình hình thực tế và chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước.

Đồng thời, cổ đông cũng ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm triển khai thực hiện niêm yết cổ phiếu ABB tại sàn HOSE. Ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết, nếu điều kiện thuận lợi, có thể thực hiện chuyển sàn ngay trong năm 2023.

Về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của năm 2022, HĐQT ABBANK cho biết, sau khi trích lập các quỹ, nguồn lợi nhuận còn lại chưa phân phối của ngân hàng là gần 2.483 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 là 10%. Số tiền dự kiến chia là gần 941 tỷ đồng.

Đẩy mạnh mảng bancassurance

Liên quan đến việc hợp tác bán bảo hiểm giữa ABBANK và đối tác mới, cổ đông nêu thắc mắc liệu các quy định mới của NHNN nhằm thắt chặt hơn thị trường sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng, ông Đào Mạnh Khánh cho biết, theo kế hoạch, năm 2022 ngân hàng sẽ có khoản phí thu lớn từ đối tác bảo hiểm (phí trả trước), nhưng thực tế ngân hàng không có phí trả trước mà còn phải trả phí cho FWD 230 tỷ, dẫn đến không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

Năm 2023, chiến lược của ABBANK là lấy khách hàng là trung tâm, tạo lập giá trị, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, có dữ liệu lọc thông tin khách hàng, chỉ tập trung vào khách hàng có nhu cầu để chào sản phẩm bảo hiểm, không ép buộc khách hàng mua những sản phẩm không muốn mua.

“Việc NHNN chỉ đạo là để tăng niềm tin cho thị trường, khách hàng, tránh các tổ chức, cá nhân có những hành xử chưa đúng mực trong việc chào bán bảo hiểm. Tuy nhiên, cần phải khẳng định, đây là một sản phẩm tiên tiến, cung cấp giải pháp tài chính hữu hiệu cho khách hàng. Theo đó, việc của chúng ta là phải làm thế nào để phục vụ nhu cầu đúng cho những người cần”, ông Kháng nói.

Bà Lê Thị Bích Phượng - Tổng Giám đốc ABBank cho biết thêm, việc thay đổi đối tác bảo hiểm sẽ giúp tối đa lợi ích cho khách hàng và cổ đông. Theo đó, mức thu nhập từ thỏa thuận bảo hiểm với đối tác mới gấp đôi so với đối tác cũ.

Trước câu hỏi của cổ đông về kế hoạch phân phối lợi nhuận trong 5 năm tới, ông Đào Mạnh Kháng cho biết, ngân hàng có mục tiêu tăng mạnh vốn hóa từ 500 triệu USD hiện tại lên 2-3 tỷ USD trong những năm tới. Để đạt được mục tiêu đó, việc đầu tư vào con người, công nghệ là vô cùng quan trọng.

“Quy mô ngân hàng ở mức nhỏ, mỗi năm lãi được 1-2 nghìn tỷ đồng, nếu cứ dùng hết số lợi nhuận đó để chia thì chúng ta sẽ mãi không lớn được. Với mục tiêu tăng mạnh quy mô, thì điều ngân hàng cần nhất chính là thu hút được người tài, đầu tư vào công nghệ và để làm được điều đó, chúng ta cần nguồn vốn lớn. Theo đó, rất mong cổ đông đồng hành cùng ngân hàng để chúng ta có nguồn lực tạo tiền đề để đột phá trong thời gian tới”, ông Kháng nói.

Bầu Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ mới 2023 - 2027

Tại đại hội, ABBANK tiến hành bầu Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2023-2027. Số lượng thành viên HĐQT là 7 người, trong đó có 2 thành viên độc lập. Ban Kiểm soát có 3 người, trong đó 2 thành viên chuyên trách.

Danh sách đề cử vào HĐQT gồm có ông Đào Mạnh Kháng (hiện là Chủ tịch HĐQT), ông Vũ Văn Tiền (hiện là Phó Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Danh Lương (hiện là thành viên độc lập), ông Trần Bá Vinh và bà Đỗ Thị Nhung (dự kiến sẽ là thành viên độc lập, được HĐQT đề cử theo đề xuất của Ủy ban Nhân sự), ông John Chong Eng Chuan và ông Foong Seong Yew (được cổ đông Maybank đề cử vào vị trí thành viên HĐQT).

Danh sách đề cử vào Ban kiểm soát gồm bà Nguyễn Thị Hạnh Tâm, bà Phạm Thị Hằng, bà Nguyễn Thị Thanh Thái (đều là thành viên của BKS nhiệm kỳ hiện tại).

Theo Laodongcongdoan.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

HDBank vừa chính thức công bố Khung Tài chính Bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) và Hiệp hội Thị trường cho vay (LMA). Khung này được phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và nhậ

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

OceanBank chính thức đổi tên

Ngân hàng Thương mại TNHH Một Thành viên Đại Dương (OceanBank) chính thức đổi tên thành Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Việt Nam Hiện Đại (Modern Bank of Vietnam - MBV), đồng thời ra mắt nhận diện thương hiệu và website mới.

MB cử người làm Phó Tổng giám đốc thường trực OceanBank Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank Oceanbank có Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc mới

Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop

TPBank mang đến cho hàng trăm nghìn các shop kinh doanh cơ hội vay vốn ưu đãi lên tới 1 tỷ đồng, với lãi suất 0%, cùng quyền lợi truyền thông“triệu view” miễn phí và hàng loạt phần thưởng tiền mặt khi tham gia Câu lạc bộ (CLB) Shop Tiền Tỷ cùng TPBank.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%

BVBank tiếp tục huy động vốn với đợt chào bán trái phiếu công chúng lần thứ hai trong giai đoạn 2024-2025, phát hành 13 triệu trái phiếu với tổng giá trị 1.300 tỷ đồng. Đây là bước đi quan trọng nhằm củng cố nguồn vốn trung và dài hạn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tín dụng đang gia tăng.

BVBank phân phối gần 14,7 triệu trái phiếu cho hơn 1.200 nhà đầu tư BVBank sắp phát hành gần 69 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ Thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, BVBank hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025

Chuyên gia cho rằng lãi suất huy động VNĐ sẽ không chịu nhiều áp lực tăng trong năm 2025 và dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm có thể duy trì ổn định quanh mức 5% trong năm tới.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Lãi suất cho vay đang ở mức thấp kỷ lục Chính phủ chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay

SeABank vinh dự nhận giải thưởng UN WEPs Award 2024 hạng mục “Bình đẳng giới tại thị trường”

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự đạt danh hiệu cao quý UN WEPs Award 2024 (Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ năm 2024) ở hạng mục "Bình đẳng giới tại thị trường" do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Sacombank lần thứ 3 vào “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”

Sacombank vinh dự được xướng tên "Top 50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024" tại lễ trao giải thường niên do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức mới đây. Đây là năm thứ 3 Sacombank có mặt tại Top 50 danh giá.

Sacombank trao 2 xe Vinfast VF3, chờ đón chủ nhân Vinfast VF7 Plus 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank