Dù đơn hàng trong quí 1 giảm 25-27% do sức mua của toàn cầu giảm, ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 48 tỷ USD năm 2023, tăng cao hơn kỷ lục của năm 2022.
Ngoài giá năng lượng, chi phí nguyên vật liệu tăng cao và khó khăn về nguồn cung ứng, ngành dệt may còn phải đối mặt với thách thức khi khách hàng giảm mức tiêu dùng.
Sau khi có thông tin về việc Gilimex tiến hành các thủ tục khởi kiện Amazon, cổ phiếu GIL của doanh nghiệp dệt may này lập tức bị bán tháo trong phiên 15/12 và tiếp tục dư sàn gần 2 triệu đơn vị khi mở cửa phiên sáng 16/12.
Cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG đã có chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp trên HNX. Xu hướng tăng ngắn hạn đã được ghi nhận kể từ cuối tháng 11 nhưng liệu đà đi lên có thể được duy trì?
Tại các khu công nghiệp VSIP, WHA, nhiều doanh nghiệp mới thu hút đầu tư, đang trong giai đoạn nhập khẩu máy móc thiết bị, linh kiện cho sản xuất gặp nhiều khó khăn bởi biến động tỷ giá.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến các nhà máy thép và lò luyện nhôm đóng cửa trên khắp châu Âu và hiện đang lan sang ngành công nghiệp thời trang của lục địa này.
8 tháng đầu năm 2022 ngành dệt may tăng trưởng tốt nhờ tận dụng được cơ hội thị trường và các chính sách điều tiết vĩ mô. Tuy nhiên, đến nay những dư địa chính sách đã thực hiện sớm đem lại lợi ích cho ngành dệt may cũng đã được các quốc gia khác áp dụng...
Đầu năm nay, Ủy ban châu Âu (EC) đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược Dệt may mới. Theo đó, dệt may, da giày là một trong những nhóm sản phẩm phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ đã bị sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi dịch bệnh hạ nhiệt, thị trường dệt may Ấn Độ được dự đoán sẽ phục hồi và phát triển.
Giá cổ phiếu dệt may đã giảm khoảng 30,5% so với đầu năm và đang giao dịch ở mức PE trung bình 12 tháng là 11 lần. Theo VNDirect, định giá này tương đối rẻ nhưng chưa đủ hấp dẫn do ngành dệt may vẫn đối diện khó khăn “kép” nhu cầu giảm và rủi ro tỷ giá hối đoái.