Đến ngày 17/9, tăng trưởng tín dụng đạt 7,38%

Đến ngày 17/9/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,38% so với cuối năm 2023 (cùng kỳ đạt 5,73%). Trong đó, khối NHTM cổ phần tư nhân tăng 8,6%, chiếm 45% thị phần, tăng cao nhất toàn hệ thống.

Thông tin trên được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Quang Dũng báo cáo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tổ chức chiều ngày 21/9.

web.jpeg
Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Báo cáo tại hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng cho biết, trong hơn 8 tháng đầu năm 2024, bám sát chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động theo sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước để triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tháo gỡ khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động hệ thống tổ chức tín dụng.

Tín dụng của khối NHTM cổ phần tư nhân tăng cao nhất hệ thống

Về tình hình cấp tín dụng, Phó Thống đốc cho biết, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống cải thiện so với cùng kỳ. Đến ngày 17/9/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,38% so với cuối năm 2023 (cùng kỳ đạt 5,73%). Trong đó, khối NHTM cổ phần tư nhân tăng 8,6%, chiếm 45% thị phần, tăng cao nhất toàn hệ thống.

Tăng trưởng tín dụng đối với các ngành đều cải thiện so với cùng kỳ năm 2023, cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu tín dụng của khối NHTMCP tư nhân phù hợp với cơ cấu tín dụng chung, trong đó tín dụng đối với ngành thương mại và dịch vụ tăng tích cực, chiếm khoảng 50% dư nợ ngành thương mại và dịch vụ toàn hệ thống.

Tín dụng tiếp tục hướng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín dụng tiêu dùng phục hồi. Dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và dư nợ tín dụng qua thẻ tín dụng tăng 4,93% (cùng kỳ giảm 0,2%).

Về một số khó khăn, vướng mắc, Phó Thống đốc cho biết, nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu có xu hướng tăng, nguy cơ tăng sau khi tiếp tục chính sách cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân thấp, nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng sản xuất do thiếu đơn hàng, giải thể, đóng cửa, sức khỏe tài chính bị giảm sút; đồng thời xu hướng thắt chặt, cắt giảm chi tiêu của người dân dẫn đến cầu tín dụng thấp.

Bên cạnh đó, áp lực đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh các kênh huy động vốn khác của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hiệu quả. Thị trường bất động sản chưa hồi phục và ổn định, sự khó khăn của thị trường bất động sản còn ảnh hưởng tới nhiều ngành vệ tinh cũng như cầu tiêu dùng về nhà ở. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, diễn biến phức tạp trên thị trường quốc tế, lãi suất còn ở mức cao tác động đến mặt bằng lãi suất, tỷ giá trong nước.

Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh, tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến hoạt động của các NHTM cũng khó khăn.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả

Quảng cáo

Về các nhiệm vụ, giải pháp, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng cho biết, bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong, ngoài nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới NHNN tiếp tục tập trung triển khai nhiều giải pháp.

Trong đó, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Cùng với đó, thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Tiếp tục giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cho tổ chức tín dụng đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô và tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng. Đồng thời nghiên cứu lộ trình dỡ bỏ dần việc áp dụng biện pháp này theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.

NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng thường xuyên rà soát tổng thể các mặt hoạt động, các quy định của pháp luật có liên quan để cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản trị hoạt động, kịp thời nhận diện các rủi ro, sai phạm, triển khai các giải pháp cảnh báo, phòng ngừa từ sớm, xử lý nghiêm túc, đúng quy định.

Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, lành mạnh; tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi và phấn đấu giảm lãi suất cho vay; tháo gỡ và thúc đẩy tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng.

Quyết liệt triển khai các chương trình, chính sách tín dụng nhà ở xã hội, Chương trình tín dụng lĩnh vực lâm, thủy sản. Chỉ đạo tổ chức tín dụng nghiêm túc triển khai các chương trình tín dụng đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ, NHNN.

Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo đúng quy định; thực hiện các biện pháp khắc phục bão lụt, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; tiếp tục rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật các tổ chức tín dụng 2024, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai thi hành Luật và tạo điều kiện trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Để thúc đẩy sự phục hồi của tổng cầu, tăng khả năng hấp thụ tín dụng, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng cho rằng: "bên cạnh các giải pháp từ phía ngành Ngân hàng, cần có chính sách tổng thể từ phía các bộ, ngành, địa phương".

Cụ thể như, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; củng cố niềm tin của thị trường vào sự phục hồi, tăng trưởng kinh tế, qua đó khôi phục kỳ vọng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp, thúc đẩy tiêu dùng của người dân. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để hướng dẫn đồng bộ, rõ ràng việc thi hành các luật vừa được sửa đổi, bổ sung; rà soát để tiếp tục tháo gỡ các rào cản về thủ tục pháp lý đối với các dự án, đối với việc xử lý tài sản đảm bảo thi hành án; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự.

Thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút đầu tư xã hội, nguồn vốn FDI chất lượng cao; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; tiếp tục triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất; mở rộng chính sách tài khóa hợp lý, có trọng tâm trọng điểm. Đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn và phát triển bền vững các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản.

Giữ ổn định, phù hợp giá các mặt hàng do nhà nước quản lý tránh tác động đồng thời, cộng hưởng đến lạm phát trong nước và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, cần nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp từ cả phía doanh nghiệp, cũng như các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn thông qua các Quỹ bảo lãnh DNNVV, Quỹ Phát triển DNNVV.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động

Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.

Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất

Nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp tục đẩy giá vàng lên cao

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp khi các nhà đầu tư đang tìm đến nhu cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Tiếp đà tăng mạnh, giá vàng thế giới lên cao nhất 1 tuần Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tiếp tục tăng cả triệu đồng mỗi lượng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

Giá vàng nối dài đà tăng khi đồng USD yếu và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Giá vàng chạm mức cao nhất một tuần vào chiều 20/11, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp nhờ đồng USD yếu hơn và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang làm tăng nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Giá vàng tăng gần 2% khi đồng USD chững lại Giá vàng châu Á đạt đỉnh một tuần do đồng USD suy yếu

Thị trường có sự hồi phục "chới với" sau khi bị nhúng xuống dưới 1.200 điểm

Lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt thêm sau khi VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.200 điểm sáng nay. Tuy nhiên, nỗ lực mua lên trên thị trường không quyết liệt và cũng chưa đồng đều giữa các nhóm ngành.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Xuất hiện những tín hiệu đáng chú ý trên thị trường tiền tệ

Đi cũng những tín hiệu thanh khoản thắt chặt trên thị trường 2, nhiều ngân hàng cũng đã tăng lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường dân cư trong những ngày gần đây.

Khối tài sản của các quỹ thị trường tiền tệ đạt mức kỷ lục Thị trường tiền tệ thế giới: Đồng USD giảm giá tuần thứ tư liên tiếp

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác