Đã đủ quy định, vì sao các địa phương “ngại” cấp sổ hồng cho Condotel?

Sở dĩ trong 7 năm qua, các địa phương không thể cấp được “sổ hồng” cho bất động sản du lịch, trong đó có căn hộ du lịch (Condotel) là do mẫu Giấy chứng nhận (sổ hồng) yêu cầu phải ghi nhận một loạt yếu tố để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng kiến nghị quy định pháp luật hiện hành đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các nhà đầu tư bất động sản du lịch, được cấp Giấy chứng nhận (sổ hồng).

Tại văn bản trên, đơn vị này hoan nghênh Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/03/2022 (thay thế Nghị định 76/2015/NĐ-CP), tại khoản 2 Điều 6 quy định về 2. Hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ du lịch/căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kết hợp với quy định tại Điều 104 Luật Đất đai 2013 về cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) và Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở thì về cơ bản đã đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư tại các dự án bất động sản có sản phẩm là công trình xây dựng không phải là nhà ở, phục vụ mục đích lưu trú, du lịch, trong đó có đủ căn cứ để cấp “sổ hồng” cho căn hộ du lịch (Condotel).

Theo HoREA, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, Sở Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh đã có thể thực hiện được thủ tục cấp “sổ hồng” cho căn hộ du lịch (Condotel), biệt thự du lịch, nhà phố du lịch, cửa hàng du lịch (shophouse du lịch), căn hộ văn phòng (Officetel), căn hộ dịch vụ (serviced apartment) trong các dự án đầu tư xây dựng có chức năng lưu trú, du lịch.

Đối với các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng được xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ (quy định tại Điều 153 Luật Đất đai 2013) thuộc loại đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn theo thời hạn của dự án, tối đa không quá 50 năm và được xem xét gia hạn quyền sử dụng đất nếu người sử dụng đất có nhu cầu, theo quy định của pháp luật về đất đai.

Riêng trường hợp căn hộ du lịch (Condotel), căn hộ văn phòng (Officetel), căn hộ dịch vụ (serviced apartment) nằm trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp thì được áp dụng chế độ sử dụng đất ở (ổn định lâu dài) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

Theo HoREA, sở dĩ trong 7 năm qua, các địa phương không thể cấp được “sổ hồng” cho bất động sản du lịch, trong đó có căn hộ Condotel là do mẫu Giấy chứng nhận (sổ hồng) yêu cầu phải ghi nhận một loạt các yếu tố để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư: Diện tích thửa đất; Hình thức sử dụng đất: (sử dụng chung); Mục đích sử dụng đất: (đất thương mại, dịch vụ (du lịch); Thời hạn sử dụng đất: (theo thời hạn của dự án tối đa không quá 50 năm... Tuy nhiên, tất cả các yếu tố có liên quan đến căn hộ du lịch đều chưa được quy định trong Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, hoặc Luật Xây dựng 2014.

Từ lý do trên, Hiệp hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp tổ chức quán triệt và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 02/2022/NĐ-CP; trong đó có Phụ lục Hợp đồng mua bán/thuê mua căn hộ du lịch (hoặc căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú) (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP).

Đồng thời, hướng dẫn thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận (sổ hồng) công nhận quyền sở hữu bất động sản lưu trú, du lịch; trong đó có căn hộ du lịch (Condotel) cho nhà đầu tư có quyền sử dụng đất có thời hạn theo thời hạn của dự án, tối đa không quá 50 năm và được xem xét gia hạn quyền sử dụng đất nếu người sử dụng đất có nhu cầu, theo quy định của pháp luật về đất đai.

“Khi xem xét Đề án Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), cần “luật hóa” các nội dung của khoản 2 Điều 6 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP với các quy định về: phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của căn hộ du lịch; việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, diện tích khác trong tòa nhà căn hộ du lịch (condotel); Hội nghị tòa nhà căn hộ du lịch (condotel); Ban quản trị tòa nhà căn hộ du lịch (condotel); Quản lý vận hành tòa nhà căn hộ du lịch (condotel); Bảo trì tòa nhà căn hộ du lịch (condotel); Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà căn hộ du lịch (condotel) có nhiều chủ sở hữu, tương tự như Luật Nhà ở 2014 đã quy định đối với căn hộ nhà chung cư”, HoREA đề nghị.

Đọc tiếp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nếu như trước đây nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào chủ yếu ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát, thì giờ đây họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, tới việc hợp tác kinh doanh … để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam.

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Các dự án đầu tư hạ tầng như đường Vành đai 3,5 và 4 sẽ mở rộng thị trường nhà ở Hà Nội, hướng tới không tập trung nguồn cầu ở các khu vực nội thành, khu vực trung tâm. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở ra các tỉnh và khu vực lân cận với giá cả hợp lý và quỹ đất lớn hơn, theo chuyên gia.

Giá nhà sẽ quay đầu giảm khi nhu cầu chuyển sang vùng ven?

Giá nhà sẽ quay đầu giảm khi nhu cầu chuyển sang vùng ven?

Trong dài hạn, mặt bằng giá bất động sản sẽ hạ khi nhu cầu đang dồn vào vũng lõi nội đô dịch chuyển sang khu vực ven trung tâm – nơi có ưu thế để tạo lập quỹ đất, phát triển các dự án quy mô lớn, giúp dự án có giá bán tốt hơn.

Chat với BizLIVE