Cơn khát khí đốt của châu Âu khiến các quốc gia châu Á chìm trong bóng tối

Khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) đã lấp đầy khoảng trống trong cơ cấu năng lượng của châu Âu kể từ khi rời xa năng lượng của Nga. Nhưng năng lực xuất khẩu LNG nhìn chung không thay đổi, đồng nghĩa với việc một số quốc gia đang nhận được ít nhiên liệu hơn s

Năm 2022 là năm các quốc gia châu Âu mua nhiều LNG nhất. Nhu cầu gia tăng sau xung đột tại Ukraine, với việc nhiều chính phủ châu Âu đang gấp rút chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Theo dữ liệu của nhóm phân tích Independent Commodity Intelligence Services (ICIS), từ tháng 1 đến tháng 9, nhu cầu về LNG của các quốc gia châu Âu tăng đáng kể. Nhu cầu khí đốt ở Pháp tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021, nhu cầu ở Hà Lan tăng 109% và Bỉ là 157%.

Tuy nhiên, cơn khát LNG của châu Âu đang gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nhiều quốc gia ở các khu vực khác trên thế giới, vốn nhập loại nhiên liệu này với khối lượng lớn. Giá LNG tăng vọt và lượng nhiên liệu đưa ra thị trường ít khiến các quốc gia nghèo hơn khó lòng xoay xở.

Nhà phân tích LNG Alex Munton của nhóm nghiên cứu năng lượng Rapidan cho biết: “Cách để châu Âu có thể mua được nhiên liệu là trả nhiều tiền hơn những thị trường khác”.

Dữ liệu của ICIS xác nhận các quốc gia khác ngoài châu Âu đã giảm mua LNG, đặc biệt là ở châu Á. Tại Bangladesh, nhu cầu giảm 10% so với năm 2021, ở Pakistan giảm 19%, trong khi ở Trung Quốc giảm 22%.

Ảnh hưởng nặng nề của mất điện

Hậu quả đang hiện rõ ở một số quốc gia. Tuần trước, Bangladesh đã trải qua đợt mất điện tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, với hơn 100 triệu người bị mất điện trong nhiều giờ. Trong nhiều tháng, Bangladesh đã phải vật lộn để đảm bảo đủ lượng khí đốt trên thị trường toàn cầu.

Ông Mohammad Tamim từ BUET ở Dhaka cho biết tình trạng mất điện ở Bangladesh có liên quan đến tình trạng thiếu năng lượng, mặc dù lý do sâu xa hơn là vấn đề cân bằng lưới điện quốc gia.

Ông nói: “Chủ yếu là những thách thức về hệ thống. Hệ thống hoạt động độc lập không được cập nhật. Chúng tôi cần một lưới điện thông minh, vì các nhà máy điện lớn hơn đang đi vào hoạt động”.

Ông cho biết các quốc gia như Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay đổi trên thị trường LNG năm 2022. Ông nói: “Châu Âu đang cố gắng lấy từng mét khối khí ở bất cứ nơi nào sẵn có. Họ mua mọi thứ, từ khí đốt giao ngay đến tương lai. Sức mua của họ lớn hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Vì vậy, rõ ràng các quốc gia như Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ bị ảnh hưởng rất nặng nề”.

Pakistan đang rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Tuần trước, nước này cho biết họ không thể thu hút được một gói thầu nào trong một cuộc đấu thầu cung cấp lô LNG mỗi tháng trong vòng từ 4-6 năm. Trong nhiều tháng, Pakistan cũng đang phải vật lộn để mua LNG trên các thị trường giao ngay ngắn hạn.

Quảng cáo

63384224-401-6500.jpg

Ảnh: RT

Vấn đề của Pakistan

Việc Pakistan không thể mua đủ nhiên liệu đồng nghĩa với tình trạng thiếu điện có thể kéo dài ở quốc gia này. Chính phủ cho biết họ không thiếu nhiên liệu những họ đưa ra một số biện pháp để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trên toàn quốc.

Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan Musadik Malik nói với DW: “Thị trường được thúc đẩy bởi nhu cầu và phương thức cung ứng. Không có điều gì là bất công trên thị trường”.

Đây là một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế vốn đang chịu nhiều áp lực như Pakistan. Vào cuối tháng 8, IMF đã thông qua khoản cứu trợ trị giá 1,1 tỷ đô la USD cho Pakistan.

Một lựa chọn khác mà Pakistan đã khám phá ra là đường ống dẫn khí đốt từ Nga được gọi là Dòng chảy Pakistan (Pakistan Stream). Mặc dù thận trọng trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, chính phủ vẫn tin rằng cuối cùng dự án cũng sẽ thành công.

Đối với Bangladesh, những lo ngại về năng lượng đe dọa sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của nước này. Dự báo tăng trưởng của đất nước đã bị giảm mạnh trong những tháng gần đây.

Ông Mohammad Tamim cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt năng lượng. Vấn đề này ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến ngành may mặc. Ngành dệt may và sản xuất sợi gặp khó khăn do bị mất điện và thiếu khí đốt. Các nhà máy thiếu khí đốt nên không thể vận hành thường xuyên, hay bị gián đoạn, ảnh hưởng đến cả lô hàng.

Chưa thể tăng công suất LNG

Áp lực trên thị trường LNG toàn cầu sẽ không nhanh chóng giảm xuống. Nhu cầu của châu Âu vẫn mạnh nhưng sẽ có rất ít khả năng xuất khẩu bổ sung LNG trong vài năm tới.

Ông nói Mohammad Tamim cho biết: “Nếu thế giới bỗng nhiên cần nhiều LNG hơn hoặc nếu có một thị trường nào đó như châu Âu đột nhiên cần LNG, tổng nguồn cung sẽ không thể có nhiều hơn. Họ chỉ có thể lấy nhiều LNG hơn bằng cách tăng mua hoặc các quốc gia khác tiêu thụ ít đi. Nguồn cung LNG trên thế giới là cố định”.

Việc đầu tư mạnh tay vào LNG có nghĩa là công suất sẽ tăng trong vòng 4 năm tới. Nhưng cho đến lúc đó, sự cạnh tranh về nhiên liệu sẽ tiếp tục khiến một số quốc gia phải chịu lạnh.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc