Coca-Cola và McDonald's đã rời khỏi Nga, câu chuyện thương hiệu liệu có kết thúc?

Các công ty phương Tây như Coca-Cola đã rút khỏi Nga đang đối mặt với cuộc chiến kéo dài nhiều năm trước các sản phẩm bắt chước tại Nga và các sản phẩm được nhập khẩu chưa được phép.

Các công ty đã rút khỏi Nga trong mùa Xuân năm nay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, trước sức ép từ các nhà đầu tư và công chúng.

Các công ty như Coca-Cola Co đã hoàn tất việc rút các hoạt động tại Nga vào tháng Tám, sau 5 tháng chuẩn bị, trong khi các công ty khác như McDonald's Corp đã bán các hoạt động. Một số công ty như Procter & Gamble Co vẫn hoạt động một phần, nhưng bán các mảng cốt yếu.

Các luật sư về quyền sở hữu trí tuệ cho biết, các công ty đang bảo vệ thương hiệu trước việc để mất giá trị và trong trường hợp quay lại Nga. Tuy nhiên, các công ty đối mặt với những kẻ cơ hội, các nhà nhập khẩu và các phán quyết bất lợi từ tòa án.

Theo các phán quyết của tòa án và các cuộc lấy ý kiến của các chưởng lý, Coca-Cola, thương hiệu xuất hiện lần đầu tiên tại Liên Xô vào năm 1979, đang trong các cuộc chiến trước các sản phẩm nhập khẩu chưa được phép và việc người Nga sản xuất các sản phẩm tương tự nước ngọt Fanta.

Cuộc chiến của các công ty khác mới chỉ bắt đầu khi các công ty của Nga tranh thủ các thương hiệu nổi tiếng khi các thương hiệu này không còn tại Nga.

Ông Robert Reading, người đứng đầu bộ phận chiến lược nội dung của nhóm sở hữu trí tuệ tại công ty phân tích Clarivate Plc, cho biết, Cục Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga đang nhận được rất nhiều đơn đăng ký các thương hiệu phương Tây có tiếng tại nước này.

Quảng cáo

Nga cũng cho phép nhập khẩu song song danh mục hàng hóa hiện hành mà không cần được sự đồng ý của chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp, từ các sản phẩm vệ sinh phụ nữ đến giầy dép.

Coca-Cola hiện gần như vẫn thất bại trong việc tìm kiếm một thẩm phán tại Nga trong các vụ kiện liên quan đến nước có gas được nhập khẩu trái phép từ Mỹ và các công ty đối thủ với các thương hiệu gần giống như "Fantola" hiện đang tràn ngập thị trường.

Công ty nhập khẩu Pivoindustria LLC có thể nhập hàng nghìn can Fanta và Coca-Cola Cherry, dù Chính phủ Nga không đưa nước có gas vào danh mục các sản phẩm nhập khẩu song song.

Luật sư của Pivoindustria, Maxim Sosov, cho biết Pivoindustria mua các loại nước uống trên từ các cửa hàng của Costco và Walmart tại Mỹ, và đang cân nhắc mua thêm. Các sản phẩm nhập khẩu song song có giá rẻ và cạnh tranh, và có lợi cho khách hàng.

Coca-Cola đã kháng cáo phán quyết của tòa án và cho biết sẽ bảo vệ các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của mình.

Trong khi đó, một công ty hồi tháng Năm đã đề nghị được cấp phép sử dụng logo biển đỏ và cổng vòm vàng của McDonald's cho các quán cà phê và bar.

Lô-gô của McDonald's và hamburger Big Mac vẫn xuất hiện tại một số cửa hàng nhượng quyền tại Nga nhiều tháng sau khi chuỗi cửa hàng này đóng cửa lần đầu tiên vào tháng Ba.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong