Phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng điểm mạnh và đóng cửa ở ngưỡng cao nhất tính từ tháng 8/2022 khi mà các nhà đầu tư phố Wall tập trung vào các vấn đề liên quan đến trần nợ.
Khi thời gian cuối phiên giao dịch dần đến, đà tăng điểm của thị trường mạnh hơn. Chỉ số S&P 500 chốt phiên tăng 0,94% lên 4.198,05 điểm; chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 115,14 điểm tương đương 0,34% lên 33.535,91 điểm sau khi giảm trong phần lớn phiên giao dịch. Chỉ số Nasdaq tăng 1,51% lên 12.688,84 điểm. Chỉ số này như vậy tăng phiên thứ 2 liên tiếp.
Phiên tăng điểm ngày thứ Năm hỗ trợ quan trọng cho các chỉ số. Tính từ đầu tuần, chỉ số Nasdaq đã tăng được 3,3%; chỉ số S&P 500 và Dow Jones nhiều khả năng sẽ chốt lại tuần tăng 1,8% và 0,7%.
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy vào ngày thứ Năm tuyên bố ông lạc quan với khả năng các bên sẽ có thể đạt được thỏa thuận để Hạ viện Mỹ có thể bỏ phiếu thông qua vào tuần sau.
“Tôi nhìn thấy khả năng chúng tôi sẽ có thể đạt được thỏa thuận trong thời gian sớm nhất”, ông McCarthy nói.
Tuyên bố của ông được đưa ra ở thời điểm chỉ còn 2 tuần nữa sẽ đến ngày 1/6, ngày sớm nhất của kịch bản nước Mỹ vỡ nợ, theo quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. CEO quỹ KKM Financial, ông Jeff Kilburg, khẳng định nhà đầu tư đã tạm thời có thể không quá lo lắng về vấn đề trần nợ.
“Tôi nghĩ bản thân vấn đề trần nợ đã gây ra ồn ào, tuy nhiên tôi nghĩ rằng nhà đầu tư đang gạt sang bên nỗi lo về nó. Tôi lạc quan về triển vọng về thị trường tuy nhiên chúng tôi cũng tin rằng vẫn sẽ có giải pháp cho vấn đề. Chính phủ Mỹ chưa bao giờ thực sự không giải quyết được vấn đề nợ nần”, ông Kilburg nói.
Cổ phiếu doanh nghiệp bán lẻ Walmart hỗ trợ quan trọng cho tâm lý thị trường. Cổ phiếu này tăng 1,3% sau báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2023 đầy lạc quan. Kết quả kinh doanh của Walmart cao hơn so với kỳ vọng của thị trường xét về cả lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và doanh thu, đồng thời nó cũng giúp các chuyên gia nâng dự báo triển vọng cả năm.
Tuy nhiên, tâm lý của nhà đầu tư tuy nhiên phần nào chịu ảnh hưởng bởi việc chủ tịch Fed tại Dallas Lorie Logan nói rằng số liệu kinh tế mới nhất tuy nhiên không phát đi tín hiệu về khả năng sẽ có việc hãm nâng lãi suất. Bà nhấn mạnh rằng quyết định lãi suất vào tháng 6/2023 sẽ được tính toán dựa trên số liệu về lạm phát và việc làm chuẩn bị được công bố.
“Khi mà thị trường tài chính không ngừng quan tâm đến tình trạng của vấn đề trần nợ, nhiều yếu tố khác tác động đến thị trường bao gồm các bài phát biểu của Fed bởi họ được giao trách nhiệm phát đi thông điệp đến thị trường. Thông điệp cho đến hiện tại là Fed không hề có kế hoạch hạ lãi suất trong năm nay, thế nhưng giờ đây hoàn toàn có khả năng sẽ có một đợt nâng lãi suất khác trong cuộc họp chính sách ngày 13 và 14/6/2023”, trưởng bộ phận chiến lược tại quỹ LPL Financial – ông Quincy Krosby.
Phiên giao dịch chiều qua, thị trường châu Á – Thái Bình Dương tăng điểm bởi hy vọng vào khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden và các chính trị gia trong Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị có được thỏa thuận về trần nợ Mỹ và tránh khả năng vỡ nợ.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 1,6%, kéo theo chỉ số trong khu vực tăng và đóng cửa ở mức 30.573,93 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,14% đóng cửa ở mức 2.157,85 điểm bởi nhiều nhà đầu tư đón nhận thông tin về xuất nhập khẩu của Nhật tháng 4/2023. Nhập khẩu giảm nhanh trong khi đó tăng trưởng xuất khẩu xuống mức thấp nhất trong 2 năm do nhu cầu Trung Quốc yếu đi.
Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 0,83%, chốt phiên ở 2.515,4 điểm; chỉ số Kosdaq tăng 0,2% lên 835,89 điểm. Thị trường chứng khoán Australia đồng thời tăng điểm; chỉ số S&P/ASX giảm 0,52%, chốt phiên ở 7.236,8 điểm khi mà tỷ lệ thất nghiệp Australia theo công bố ở mức 3,7%, cao hơn so với dự báo 3,5% của các chuyên gia kinh tế.