Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi lạm phát hạ nhiệt mạnh

Những phiên gần đây, nhiều thành viên trên thị trường chứng khoán Mỹ tin nhiều hơn vào khả năng Fed sẽ hãm phanh đà nâng lãi suất.

Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng điểm trong phiên ngày thứ Tư sau khi báo cáo thị trường tiêu dùng tháng 12/2022 cho thấy lạm phát trong tháng hạ nhiệt, điều này khiến nhiều người hy vọng vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thêm một lần nữa có thể sẽ lại hạ nhiệt đà tăng lãi suất.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 216,96 điểm tương đương 0,64% lên 34.189,97 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,34% và đóng cửa ở 3.983,17 điểm; chỉ số Nasdaq tăng 0,64% và đóng cửa ở 11.001,10 điểm và như vậy có chuỗi 5 ngày tăng điểm liên tiếp. Đây là đợt tăng giá mạnh đầu tiên của chỉ số này tính từ tháng 7/2022.

Chỉ số Nasdaq nhiều khả năng sẽ ghi nhận tuần tăng điểm mạnh, mức tăng cao nhất so với các chỉ số khác, mức tăng ghi nhận lên đến khoảng 4,1% bởi nhà đầu tư mua mạnh những cổ phiếu công nghệ đã bị bán từ trước đó. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones hiện đang tiến tới ghi nhận tuần tăng lần lượt 2,3% và 1,7%.

Báo cáo chỉ số CPI của tháng 12/2022 cho thấy giá cả hạ nhiệt phần nào so với tháng 11/2022, tuy nhiên giá cả hiện vẫn cao hơn 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này đúng với dự báo của các chuyên gia Dow Jones. Tháng 11/2022, báo cáo mới công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,1% và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số CPI của Mỹ không tính giá thực phẩm và năng lượng đồng thời có mức tăng đúng với kỳ vọng của các chuyên gia, mức tăng 0,3%. Chỉ số CPI lõi tháng 12/2022 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

“Tôi nghĩ thị trường đã hài lòng, thế nhưng dường như họ cũng không quá phấn khích. Bất kỳ thông tin nào đạt đúng kỳ vọng đều sẽ khiến cho thị trường hài lòng trong thời điểm hiện tại”, chuyên gia tại quỹ Aspiriant – bà Sandi Bragar khẳng định.

Quảng cáo

Trong những phiên gần đây, thị trường chứng khoán đã tăng điểm khi mà nhà đầu tư tin rằng báo cáo CPI sẽ xác nhận cho xu thế lạm phát hạ nhiệt. Trong những tháng gần đây, nhà đầu tư đã chờ đợi những số liệu này với hy vọng nó sẽ giúp Fed có thêm lý do để hãm đà nâng lãi suất.

Chủ tịch Fed tại Boston, bà Susan Collins, trong bài phỏng vấn với New York Times cho biết bà đang tính toán đến khả năng lãi suất sẽ chỉ được điều chỉnh tăng chỉ 0,25% trong cuộc họp tiếp theo.

Nhóm các ngân hàng lớn nhất trong đó bao gồm JP Morgan, Bank of America, Citigroup và WellsFargo dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh vào ngày thứ Sáu.

Lạm phát tại Mỹ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 12/2022, như vậy có thêm bằng chứng cho thấy áp lực giá cả đã lập đỉnh và như vậy nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang trong đà hãm tốc độ nâng lãi suất cơ bản đồng USD.

Theo Wall Street Journal trích dẫn số liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng nói chung giảm 0,1% so với tháng liền trước, chi phí năng lượng rẻ hơn giúp cho lạm phát tiêu dùng hạ nhiệt lần đầu tiên trong 2,5 năm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2022 như vậy tăng ước tính 6,5% so với cùng kỳ năm trước và như vậy đây là ngưỡng tăng thấp nhất tính từ tháng 10/2021.

Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI lõi tăng 0,3% trong tháng gần nhất và cao hơn 5,7% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng thấp nhất tính từ tháng 12/2021. Các chuyên gia kinh tế dự báo chỉ số này, vốn được biết đến như CPI lõi, có thể coi như chỉ báo về lạm phát lõi thấp hơn so với lạm phát toàn phần.

Số liệu mới nhất về lạm phát của tháng 12, kết hợp với số liệu lạm phát hạ nhiệt trong tháng 11/2022, đã phát đi thông điệp rõ ràng về việc lạm phát đang hạ nhiệt và rằng nó sẽ dọn đường cho Fed tính đến khả năng nâng lãi suất chỉ 0,25% trong cuộc họp lần tới vào ngày 1/2/2023. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lạm phát của Fed còn lâu mới chấm dứt.

Nhu cầu người tiêu dùng ổn định, đặc biệt với hàng hóa dịch vụ, kết hợp với yếu tố thị trường lao động đang thiếu nhân lực, nhiều khả năng sẽ vẫn khiến giá cả tăng cao.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025