Các vụ phá sản lớn nhất của ngành bán lẻ Mỹ trong 5 năm qua

Ascena, Sears Holdings, J.C.Penney, Toys "R" Us, Neiman Marcus... là những cái tên được nhắc đến trong số các vụ phá sản lớn nhất trong 5 năm qua tại nước Mỹ.

Chuỗi cửa hàng bán đồ gia dụng Bed Bath & Beyond đang chuẩn bị phá sản trong những tuần tới, sau khi liên tục chứng kiến doanh số bán hàng yếu kém.

Sự sụp đổ của Bed Bath & Beyond sẽ thêm vào danh sách những vụ phá sản lớn của các nhà bán lẻ đã phải vật lộn với nhiều khó khăn trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, để cạnh tranh với các “đại gia” bán lẻ đã có vị thế vững chắc và xu hướng mua hàng trực tuyến.

9 trong số các vụ phá sản lớn nhất trong 5 năm qua được liệt kê dưới đây theo giá trị tài sản của doanh nghiệp và khoản nợ mà họ phải trả tại thời điểm nộp hồ sơ bảo hộ phá sản:

1. Tập đoàn bán lẻ Ascena

Giá trị tài sản: 13,69 tỷ USD

Tổng nợ phải trả: 12,52 tỷ USD

Hệ thống cửa hàng: Hơn 2.800 cửa hàng

Ascena - chủ sở hữu của chuỗi cửa hàng thời trang Ann Taylor, Lane Bryant và Loft đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ vào tháng 7/2020, sau đó bán công ty kinh doanh quần áo trẻ em Justice và đóng tất cả các cửa hàng Catherines.

Công ty hiện là một phần của Premium Apparel LLC, một đơn vị của công ty cổ phần tư nhân Sycamore Partners, sau khi được mua lại với giá 540 triệu USD vào tháng 11/2020.

2. Tập đoàn Sears Holdings

Giá trị tài sản: 7,26 tỷ USD

Tổng nợ phải trả: 10,99 tỷ USD

Hệ thống cửa hàng: Khoảng 700 cửa hàng

Từng là nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, chuỗi cửa hàng 125 tuổi này đã đệ đơn phá sản vào tháng 10/2018, sau một thập kỷ chứng kiến doanh thu sụt giảm, hàng trăm cửa hàng đóng cửa.

Tập đoàn đã không có lãi kể từ năm 2011 và tồn tại trong nhiều năm nhờ vào hàng tỷ USD được cung cấp bởi tỷ phú Eddie Lampert, người giữ chức Giám đốc điều hành của tập đoàn. Cuối cùng, Sears Holdings đã không chịu nổi sự cạnh tranh gay gắt từ các chuỗi bán lẻ lớn như Walmart.

3. J.C.Penney

Giá trị tài sản: 7,99 tỷ USD

Tổng nợ phải trả: 7,16 tỷ USD

Hệ thống cửa hàng: 846 cửa hàng

Sau hơn một thế kỷ kinh doanh, chuỗi cửa hàng bách hóa này đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 5/2020 do nợ nần chồng chất.

Sau nhiều tháng tiến hành thủ tục bảo hộ phá sản, công ty đã ngăn chặn việc thanh lý, sau khi một thẩm phán Mỹ ra phán quyết vào tháng 11 năm đó để cho phép công ty tiếp tục hoạt động dưới quyền chủ sở hữu mới - Simon Property Group và Brookfield Asset Management - nhằm cứu hơn 60.000 việc làm.

4. Toys "R" Us

Giá trị tài sản: 10 tỷ USD

Tổng nợ phải trả: 8,07 tỷ USD

Hệ thống cửa hàng: 1.600 cửa hàng

Chuỗi cửa hàng đồ chơi lớn nhất nước Mỹ và là chủ sở hữu của Babies "R" Us, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào cuối năm 2017, với "núi nợ" 2,5 tỷ USD. Vào thời điểm đó, sự phá sản của công ty này là sự sụp đổ lớn nhất của một nhà bán lẻ của Mỹ tính theo tài sản kể từ Kmart năm 2002.

Quảng cáo

5. Neiman Marcus

Giá trị tài sản: 7,55 tỷ USD

Tổng nợ phải trả: 6,79 tỷ USD

Hệ thống cửa hàng: Gần 70 cửa hàng

Chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp của Mỹ ngập trong nợ nần đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 5/2020. Giám đốc điều hành của chuỗi bán lẻ gần 113 tuổi này đổ lỗi cho "sự gián đoạn chưa từng có" do đại dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, Neiman Marcus thoát khỏi tình trạng phá sản vài tháng sau đó, khi tái cơ cấu loại bỏ khoản nợ hơn 4 tỷ USD.

6. Tập đoàn J. Crew Inc

Giá trị tài sản: 1,59 tỷ USD

Tổng nợ phải trả: 2,95 tỷ USD

Hệ thống cửa hàng: 491 cửa hàng

Chinos Holdings, công ty mẹ của chuỗi cửa hàng may mặc J. Crew, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 5/2020 với kế hoạch xóa khoản nợ 1,65 tỷ USD để đổi lấy quyền sở hữu cho bên cho vay. J Crew, được biết đến là thương hiệu thời trang được cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama ưa chuộng nhanh chóng thoát khỏi tình trạng phá sản với phần lớn cửa hàng còn nguyên vẹn và nhận được gói hỗ trợ tài chính mới trị giá 400 triệu USD.

my-mens-wearhouse-pha-san-1-2724.jpg

Chủ sở hữu của chuỗi thời trang tuxedo và vest công sở Men's Wearhouse nộp đơn xin phá sản vào tháng 8/2020 và thoát khỏi tình trạng phá sản 4 tháng sau đó. (Nguồn: CNN)

7. Tailored Brands

Giá trị tài sản: 2,48 tỷ USD

Tổng nợ phải trả: 2,84 tỷ USD

Hệ thống cửa hàng: Hơn 1.400 cửa hàng

Chủ sở hữu của chuỗi thời trang tuxedo và vest công sở Men's Wearhouse đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 8/2020. Công ty thoát khỏi tình trạng phá sản vào tháng 12 năm đó, sau khi xóa khoản nợ 686 triệu USD.

8. Claire's Stores

Giá trị tài sản: 2 tỷ USD

Tổng nợ phải trả: 2,52 tỷ USD

Hệ thống cửa hàng: Khoảng 1.600 cửa hàng

Nhà bán lẻ đồ trang sức đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 3/2018, do lưu lượng khách tới trung tâm thương mại giảm mạnh khi người mua sắm chuyển sang mua hàng trực tuyến.

Công ty thoát khỏi tình trạng phá sản vào tháng 10/2018 sau khi xóa khoản nợ 1,9 tỷ USD và sau đó nộp đơn niêm yết lên sàn chứng khoán trở lại vào cuối năm 2021, được hỗ trợ bởi ngân hàng Goldman Sachs.

9. Công Ty Cổ phần Nine West

Giá trị tài sản: 988 triệu USD

Tổng nợ phải trả: 1,94 tỷ USD

Hệ thống cửa hàng: Khoảng 70 cửa hàng

Công ty thời trang của Mỹ, chủ sở hữu thương hiệu Anne Klein và Gloria Vanderbilt, đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 4/2018 do bị cạnh tranh với các nhà bán lẻ trực tuyến. Công ty thoát khỏi tình trạng phá sản chỉ vài ngày sau một năm kể từ khi nộp đơn xin phá sản dưới tên mới là Premier Brands.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025