Chứng khoán Mỹ mất điểm mạnh trước thềm báo cáo việc làm quan trọng

Thông tin về thị trường lao động Mỹ vào ngày thứ Sáu nhiều khả năng sẽ định hình hướng diễn biến của chứng khoán Mỹ trong thời gian tới.

Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang tập trung vào báo cáo thị trường lao động công bố ngày thứ Sáu tuần này.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm trong phiên ngày thứ Năm khi mà nhà đầu tư có những cân nhắc sau nhiều phiên biến động rất mạnh của thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm trên thị trường New York, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 346,93 điểm tương đương 1,15% xuống 29.926,94 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 1,02% xuống 3.744,52 điểm còn chỉ số Nasdaq hạ 0,68% xuống 11.073,31 điểm.

Cả ba chỉ số chính khởi đầu phiên giảm điểm. Tuy nhiên nếu tính từ đầu tuần đến nay, chứng khoán Mỹ đã tăng được 4% và nhiều khả năng có tuần tăng điểm tốt nhất tính từ ngày 24/6/2022.

Cổ phiếu năng lượng tăng mạnh nhất so với các nhóm ngành khác, mức tăng đến 1,8%. Cổ phiếu của ngành hàng tiêu dùng trong khi đó giảm đến 3,3%.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm vượt mức 3,8%. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm, loại trái phiếu vốn rất nhạy cảm với biến động chính sách tiền tệ, vượt mức 4,2%.

Nhà đầu tư đang dành nhiều sự quan tâm đến báo cáo thị trường lao động Mỹ, báo cáo dự kiến cho thấy thị trường lao động Mỹ sẽ suy giảm trong tháng 9/2022, như vậy Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng sẽ phải có những cân nhắc trước khi nâng lãi suất vào tháng sau.

Quảng cáo

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, báo cáo dự kiến sẽ cho thấy nước Mỹ có thêm 275.000 việc làm mới trong tháng 9/2022 và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,7%. Việc thị trường việc làm Mỹ tốt bất ngờ sẽ có thể khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quan điểm chính sách tiền tệ cứng rắn.

Vào ngày thứ Tư, số liệu từ ADP cho thấy doanh nghiệp tư nhân trên thị trường lao động Mỹ vẫn tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp tuyển mới 208.000 lao động, cao hơn dự báo của phố Wall. Số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm nhiều hơn so với kỳ vọng, như vậy nó cho thấy có nhiều dấu hiệu suy yếu trên thị trường lao động.

“Thêm một lần nữa, nhà đầu tư đang chờ đợi tin xấu trở thành tin tốt”, chuyên gia thuộc viện Wolfe Research – ông Chris Senyek viết trong báo cáo nghiên cứu. Ông Senyek phân tích: “Dù rằng cổ phiếu đương đầu với nhiều rủi ro, chúng tôi vẫn tin rằng triển vọng trung hạn của cổ phiếu vẫn sáng sủa”.

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi đầu tuần mới tăng điểm, chỉ số S&P 500 có 2 ngày tăng điểm mạnh nhất từ năm 2020.

Nhà Trắng Mỹ mới đây đã phản ứng giận dữ với OPEC+ sau khi nhóm nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới này công bố đợt cắt giảm sản lượng dầu mạnh tay nhất tính từ năm 2020, Nhà Trắng gay gắt ra tuyên bố rằng OPEC+ đã đưa ra một quyết định “thiển cận”.

Theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải, các chuyên gia phân tích trên thị trường năng lượng tin rằng việc cắt giảm sản lượng mạnh tay sẽ có thể gây ra tác động xấu lên mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia – nước có quyền lực lớn nhất trong nhóm OPEC+. Đặc biệt, động thái của OPEC+ lại được đưa ra ở thời điểm mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đang muốn giảm ảnh hưởng của Saudi Arabia lên giá năng lượng toàn cầu.

OPEC và các nước ngoài OPEC, một nhóm vốn được nhắc đến như OPEC+ vào ngày thứ Tư đã đồng thuận giảm sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày từ tháng 11/2022. Động thái này giúp cho giá dầu thô hồi phục, giá dầu thô đã giảm xuống mức chưa đến 80USD/thùng từ mức hơn 120USD/thùng vào đầu tháng 6/2022.

Thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,05USD/thùng tương đương 1,1% lên 94,42USD/thùng. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai đóng cửa ở mức 88,45USD/thùng, tương đương mức tăng 69 cent/thùng tức 0,8%. Trước đó vào phiên ngày thứ Tư, giá dầu đã tăng 1,4%.

Mỹ đã từng không ngừng kêu gọi liên minh năng lượng trong đó có Nga tăng thêm sản lượng dầu để giúp kinh tế toàn cầu phục hồi và giảm giá năng lượng trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng tới.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc