Chứng khoán Mỹ mất điểm mạnh sau vụ việc sụp đổ ngân hàng lớn nhất tính từ 2008

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ không khỏi lo lắng bởi những diễn biến xung quanh vụ việc sụp đổ ngân hàng SVB gây “rúng động” tài chính toàn cầu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh: AP
Ảnh: AP

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu trong phiên ngày thứ Sáu sau thông tin liên quan đến vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Toàn ngành ngân hàng Mỹ đã “rúng động” sau vụ việc vừa qua.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm điểm đến ngày thứ 2. Ở thời điểm chốt phiên, chỉ số hạ 345,22 điểm tương đương 1,07% xuống còn 31.909,64 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 1,45% và đóng cửa ở mức 3.861,59 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 1,76% xuống 11.138,89 điểm.

Tất cả ba chỉ số khép lại tuần giảm điểm sâu. Chỉ số Dow Jones hạ 4,44% và có tuần giảm điểm sâu nhất tính từ tháng 6/2022. Chỉ số S&P 500 hạ 4,55% còn chỉ số Nasdaq hạ 4,71%.

Cơ quan quản lý ngành ngân hàng Mỹ đã tiếp quản ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), cổ phiếu của ngân hàng này sụt giảm mạnh trong phiên ngày thứ Năm. Ngân hàng này hiện đang chật vật để tìm bên mua lại. Các cổ phiếu ngân hàng khu vực sụt giảm sâu trong bối cảnh ngân hàng SVB sụp đổ. Chỉ số cổ phiếu SPDR S&P Regional Banking ETF mất gần 4,4% giá trị. Tính cả tuần, chỉ số cổ phiếu này mất đến 16% và như vậy có tuần sụt giảm sâu nhất tính từ tháng 3/2020 khi mà đại dịch COVID-19 xảy ra.

“Bạn có một vụ sụp đổ lớn của ngành ngân hàng Mỹ, đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất Mỹ tính từ năm 2008, chắc chắn nó sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường”, CEO kiêm giám đốc đầu tư tại quỹ Defiance ETFs – bà Sylvia Jablonski nhấn mạnh. Vụ sụp đổ này, theo bà, chắc chắn sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư lo ngại về khả năng liệu tác động của nó có lan ra ngoài SVB.

Cổ phiếu của nhiều ngân hàng đã bị đình chỉ giao dịch trong phiên ngày thứ Sáu, trong đó phải kể đến First Republic, PacWest và Signature Bank. Cổ phiếu First Republic hạ 14,8%; cổ phiếu PacWest hạ 37,9%. Cổ phiếu của nhiều ngân hàng hàng đầu cũng đồng thời giảm khi mà tác động của vụ sụp đổ ngân hàng SVB lan ra cả nhiều ngân hàng khu vực khác. Cổ phiếu Goldman Sachs và Bank of America mất lần lượt 4,2% và 0,9%. Cổ phiếu JP Morgan tuy nhiên vẫn tăng được 2,5%.

Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm sâu trong phiên ngày thứ Sáu khi mà nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ, báo cáo này từng được kỳ vọng sẽ khiến cho Fed ngày một hành động quyết liệt hơn để siết chặt chính sách tiền tệ.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Hang Seng hạ 3,09%, dẫn đầu mức giảm của các thị trường trong khu vực. Trên thị trường Trung Quốc đại lục, chỉ số Shenzhen Component mất 1,2% giá trị còn chỉ số Shanghai Composite hạ 1,4%.

Trên thị trường Australia, chỉ số S&P/ASX 200 hạ 2,28% và đóng cửa ở mốc 7.144,7 điểm, như vậy đà bán tháo trên thị trường phố Wall, dẫn đầu bởi các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bởi những nỗi lo liên quan đến ngân hàng SVB. Chỉ số Kospi trên thị trường Hàn Quốc hạ 1,01% xuống 2.394,59 điểm còn chỉ số Kosdaq hạ 2,55 xuống 788,6 điểm.

Chỉ số Nikkei 255 hạ 1,67% xuống 28.143,97 điểm; chỉ số Topix hạ 1,91% xuống 2.031,58 điểm khi mà Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) giữ lãi suất ở mức âm 0,1%, đúng với kỳ vọng của các chuyên gia Reuters.

Nghị viện Nhật đã chấp thuận ông Kazuo Ueda trở thành thống đốc tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ), theo Kyodo News đưa tin.

Theo Lao Động và Công Đoàn

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE