Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh trong bối cảnh chung của toàn cầu

Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Hồng Kông chịu nhiều sức ép do các biện pháp không COVID-19 của Trung Quốc và bối cảnh chung của toàn cầu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường chứng khoán Hồng Kông - Trung Quốc tiếp tục có thêm những dấu mốc u ám. Khi mà tháng 9/2022 dần kết thúc, chỉ số Hang Seng China Enterprises đã mất hơn 14% giá trị và rơi vào nhóm sụt giảm tồi tệ nhất trong các thị trường chứng khoán thế giới tháng này. Hiện tại, chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hồng Kông hiện đang giao dịch quanh ngưỡng thấp nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cổ phiếu của các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn Hồng Kông cũng giảm sâu. Cổ phiếu các doanh nghiệp bất động sản và công nghệ giảm mạnh nhất. Cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc Country Garden Holdings đã mất hơn 2/3 giá trị, còn cổ phiếu của doanh nghiệp chuyên dịch vụ truyền video trực tuyến Bilibili giảm khoảng 2/3.

Dù rằng việc thị trường sụt giảm là một phần trong xu thế nói chung khi mà nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới tăng cường nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, cổ phiếu Trung Quốc đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề do chính sách không COVID-19 của Trung Quốc gây tổn hại đến nền kinh tế nước này, cùng lúc đó, căng thẳng Trung Quốc – Mỹ trở nên tệ hại hơn xung quanh các vấn đề liên quan đến Đài Loan và Nga.

Không giống như Trung Quốc đại lục, thị trường vốn Hồng Kông mở đồng nghĩa rằng nhà đầu tư nước ngoài có thể nhanh chóng rút tiền ra bất kỳ lúc nào họ muốn, chính vì vậy thị trường dễ chịu biến động từ các cú sốc trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động.

Nhiều nhà đầu tư đang đặt sự kỳ vọng vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) vào giữa tháng 10/2022, sự kiện mà từng giúp cho thị trường chứng khoán tăng điểm trong quá khứ. Trung Quốc đã tăng cường sự hỗ trợ cho thị trường bất động sản trước thềm sự kiện này dù rằng nhiều chuyên gia khẳng định các biện pháp này không đủ để giúp đảm bảo cho thị trường đảo chiều.

“Đối với Trung Quốc, hiện giờ người ta vẫn còn quan tâm đến việc liệu các biện pháp hạn chế đi lại thời kỳ đại dịch COVID-19 liệu có bớt căng thẳng sau đại hội 20 và liệu kinh tế có hồi phục hay không”, chuyên gia quản lý quỹ tại GF Asset Management – ông Kevin Li phân tích.

Hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc vẫn tiếp tục “chật vật” trong tháng 9/2022 khi mà sự phục hồi kinh tế đương đầu với nhiều thách thức từ các quy định phong tỏa. Nhu cầu của nước ngoài với hàng hóa Trung Quốc cũng đang hạ nhiệt, chỉ số PMI của xuất khẩu Trung Quốc giảm xuống mức 47 điểm – thấp nhất trong 4 tháng.

Khi mà Trung Quốc đại lục chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ tuần lễ vàng, việc các cổ phiếu trên sàn Hồng Kông suy giảm không khỏi khiến cho nhiều nhà đầu tư lựa chọn đứng ngoài thị trường.

Giám đốc đầu tư tại quỹ ABRDB PLC, bà Christina Woon, cho biết cho tới khi Trung Quốc nới lỏng chính sách không COVID-19 và mở cửa trở lại, sẽ thật khó để có thể biết được yếu tố nào có thể giúp vực dậy tâm lý của nhà đầu tư, đặc biệt tại châu Á.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE