Châu Âu gặp khó khi Nga cắt giảm cung cấp khí đốt

Nga cắt nguồn cung khí đốt luôn là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của châu Âu. Tuần này, lo sợ đó đã thành hiện thực.

Lượng khí đốt Nga cấp cho Đức qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream1) đã giảm tới 60%. Sản lượng khí đốt Nga cấp cho hãng Eni (Italy) cũng giảm 15%. Moskva lý giải nguyên nhân là do quy trình sửa chữa và bảo trì các thiết bị nén khí của tuyến đường ống bị chậm trễ, do thiết bị mắc kẹt tại Canada theo lệnh trừng phạt của chính quyền nước này.

Tuy nhiên, phương Tây không đồng tình với cách giải thích này. Nga có nhiều tuyến đường ống thay thế, có thể dùng để chuyển khí đốt, nhưng đã từ chối làm vậy. Quyết định giảm khí đốt sang châu Âu được đưa ra đúng thời điểm lãnh đạo ba nước Đức, Pháp, Italy tới thăm Kiev. Bộ trưởng Kinh tế Đức cáo buộc Nga đang tìm cách gây bất ổn thị trường, đẩy giá năng lượng leo thang. Ông cho rằng lấy lý do về “trục trặc kĩ thuật” chỉ là cớ để Nga bóp nghẹt kinh tế châu Âu.

Theo ông Fatih Birol, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), việc Gazprom giảm cung cấp khí đốt sang Đức và Italy cho thấy bước đi chiến lược của Nga. Moskva qua đây muốn nhắc nhở rằng châu Âu chưa thể có được cảm giác “an toàn” khi nói đến nguồn cung năng lượng.

Trừ khi Nga nhanh chóng phục hồi sản lượng khí đốt, giới chuyên gia trong ngành lo ngại châu Âu sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn trong tích trữ khí đốt cho mùa đông – thời điểm nhu cầu tiêu thụ ở mức cao nhất. Nhưng ngay cả khi Nga nối lại dòng chảy khí đốt, những diễn biến liên tiếp trong tuần qua cho thấy niềm tin của châu Âu về việc Nga sẽ không ngắt van khí đốt với những khách hàng tiêu thụ lớn nhất đã đổ vỡ.

Quảng cáo

Giá khí đốt tăng mạnh sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nhưng mức tăng trong tuần qua lên đến 60%, cán mốc 130 euro/MGh, là diễn biến nghiêm trọng. Nó làm gia tăng lo ngại toàn cầu về bùng phát lạm phát, khi ngân hàng trung ương nhiều nước chạy đua tăng lãi suất để kiềm chế giá tiêu dùng tăng, nhưng không được phép kích hoạt suy thoái kinh tế diện rộng.

Nhiều chuyên gia nhận định Nga cắt giảm khí đốt là điều khó tránh khỏi. EU từ cuối tháng 2 vừa qua đã tuyên bố muốn chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng Nga sớm nhất có thể. Lượng khí đốt châu Âu nhập khẩu từ Nga đã giảm gần 50% so với thời điểm trước khi nổ ra xung đột ở Ukraine. EU cũng không ngừng siết chặt trừng phạt Nga, mới nhất là lệnh cấm nhập khẩu dầu thô bằng đường tàu biển.

Laurent Ruseckas, chuyên gia về khí đốt tại hãng tư vấn thị trường IHS Markit, cho rằng dù Moskva có thể sớm nối lại nguồn cung, sẽ luôn tồn tại nguy cơ Nga mạnh tay hành động, cắt giảm sản lượng cung ứng ở mức sâu hơn vào mùa đông này. Theo ông, động thái mới nhằm vào Đức và Italy có thể chỉ là “màn dạo đầu” vào cuối năm nay.

Nếu dòng khí đốt của Nga không sớm quay trở lại, châu Âu khi đó sẽ phải đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm các chuyến hàng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) bằng đường tàu biển để bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Nhưng lựa chọn này cũng rất mong manh, như những gì đã diễn ra trong nửa tháng qua. Vụ cháy nổ tại cơ sở LNG tại bang Texas, vốn chiếm khoảng 20% sản lượng LNG của Mỹ, khiến nguồn cung bị ảnh hưởng, do trạm LNG này phải đóng cửa trong ít nhất ba tháng.

Nhận thấy một mùa đông khó khăn ở phía trước, Đức là một trong số ít các nền kinh tế lớn trong EU sớm triển khai sáng kiến tiêu thụ năng lượng hiệu quả, kêu gọi người dân tiết kiệm trong sử dụng năng lượng để có thêm nguồn khí đốt cho dự trữ mùa đông. Italy cũng có thể sẽ phải sớm triển khai kế hoạch khẩn cấp về giảm tiêu thụ khí đốt, trong đó có giải pháp kiểm soát nguồn cung đến các khách hàng tiêu thụ công nghiệp.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?