Châu Âu có thể tránh được một cuộc suy thoái đáng sợ trong năm 2023

Phát biểu trước cuộc họp hàng tháng, Ủy viên Kinh tế EU Paolo Gentiloni cho biết mặc dù tình hình kinh tế của khối vẫn chưa chắc chắn nhưng đã có một số tín hiệu đáng khích lệ.

Những tín hiệu kinh tế khả quan cho thấy châu Âu có thể tránh được một cuộc suy thoái đáng sợ trong năm 2023.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, giới chức kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/1 đã đưa ra tầm nhìn lạc quan hơn cho tương lai kinh tế của khối, với dữ liệu mới nhất cho thấy “lục địa già” có thể tránh được một cuộc suy thoái nghiêm trọng như dự đoán vài tháng trước.

Phát biểu trước cuộc họp hàng tháng với các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro (Eurozone) tại Brussels (Bỉ), Ủy viên Kinh tế EU Paolo Gentiloni cho biết mặc dù tình hình kinh tế của khối vẫn chưa chắc chắn... nhưng đã có một số tín hiệu đáng khích lệ. Ông Gentiloni nói: “Chúng tôi đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng, giá mặt hàng này giảm đáng kể và lạm phát đã đạt đỉnh cuối năm 2022. Vì vậy, có cơ hội để châu Âu tránh được suy thoái sâu và có thể bước vào một giai đoạn kinh tế giảm chậm lại và hạn chế hơn.”

Mặc dù có chung đánh giá với ông Gentiloni, nhưng Ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis nói thêm rằng châu Âu vẫn nên thận trọng. Phát biểu trước báo giới, ông nói: “Rõ ràng, chúng ta đang chứng kiến một số dấu hiệu tích cực, như thị trường lao động của EU vẫn rất mạnh. Cũng có một số dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh. Nhưng tôi muốn nói rằng chúng ta phải cảnh giác.”

Những đánh giá trên được đưa ra ngay sau một báo cáo hồi đầu tháng này nhấn mạnh rằng hoạt động kinh doanh trong khu vực tư nhân của Eurozone giảm ít hơn dự đoán.

Quảng cáo

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của S&P Global cho biết nền kinh tế Eurozone tiếp tục giảm trong tháng 12/2022, nhưng mức nghiêm trọng của suy thoái đã được điều chỉnh trong tháng thứ hai liên tiếp, điều này cho thấy sự trì trệ trong nền kinh tế có thể nhẹ hơn so với dự đoán ban đầu.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), công bố ngày 16/1, gần 2/3 các nhà kinh tế cấp cao của khu vực công và tư nhân cho rằng suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra trong năm nay. Khoảng 18% số người được hỏi coi suy thoái kinh tế là rất có thể xảy ra.

Mặc dù 1/3 cho rằng có thể tránh được suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn có sự đồng thuận về quan điểm cho rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế ở châu Âu và Mỹ là ảm đạm.

Trong một tuyên bố cùng ngày, Giám đốc điều hành WEF Saadia Zahidi cho biết: “Môi trường lạm phát cao, tăng trưởng thấp, nợ công và phân hóa cao hiện nay đang làm giảm động lực cho các khoản đầu tư cần thiết để phục hồi tăng trưởng và nâng cao mức sống cho những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.”

Tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cũng dự báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023 do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông Habeck, nền kinh tế Đức dự báo sẽ giảm 0,4% trong năm nay khi khủng hoảng năng lượng chưa hoàn toàn được kiểm soát.

Theo số liệu được công bố tuần trước, kinh tế Đức đạt tăng trưởng 1,9% trong năm 2022, giảm so với mức 2,6% được ghi nhận vào năm 2021.

Theo www.vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới