Châu Á vẫn hút tiền đầu tư toàn cầu bất chấp nhiều thách thức

Nhìn chung, đại dịch không ảnh hưởng nhiều đến dòng vốn FDI châu Á, đây vẫn là một đích đầu tư tương đối tốt bất kể các thông tin thời sự.

Mới đây, ngân hàng HSBC Việt Nam công bố báo cáo phân tích về những yếu tố giúp cho châu Á vẫn trở thành điểm đến

Bất chấp những ồn ào về triển vọng tăng trưởng mờ nhạt và xu hướng địa phương hóa, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào châu Á. Thêm nữa, phần lớn các dự án đầu tư này tập trung vào lĩnh vực sản xuất, củng cố vị trí của khu vực với tư cách là một trung tâm thương mại toàn cầu.

Ngoài ra, không phải dòng đầu tư vào Trung Quốc đại lục đang giảm sút: FDI đã lập một kỷ lục khác trong năm vừa qua. ASEAN đã vượt qua Trung Quốc đại lục trong 2 năm liên tiếp và Ấn Độ cũng đang vươn lên, nhất là về đầu tư mới, thay vì tái đầu tư. Đồng thời, các nhà sản xuất từ Trung Quốc đại lục cũng đang tăng cường đầu tư vào các nền kinh tế khác, đặc biệt là ở ASEAN.

Tương quan với quy mô của các nền kinh tế, dòng vốn đầu tư chảy đặc biệt nhiều vào Việt Nam, Malaysia, Australia và New Zealand; chảy ít hơn vào Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục và Nhật Bản. Tuy nhiên, nhìn chung, đại dịch không ảnh hưởng nhiều đến dòng vốn FDI châu Á, đây vẫn là một đích đầu tư tương đối tốt bất kể các thông tin thời sự.

Biểu đồ đầu tiên cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Châu Á và trên toàn thế giới trong thời gian qua. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các nước trên thế giới đã sụt giảm một thời gian sau khi đạt đỉnh vào năm 2015 như một phần của xu hướng "đảo ngược toàn cầu hóa" và "phân mảnh địa kinh tế".

1807a-6676.jpg

Ngược lại, dòng vốn FDI vào châu Á tiếp tục tăng cao hơn với bước nhảy vọt đáng chú ý trong ba năm qua. Có thể thấy, đại dịch ít ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư chảy vào khu vực này. Một hình ảnh sôi động với dòng vốn FDI vào châu Á tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2010.

Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét kỹ hơn. Là một nơi thu hút FDI, Trung Quốc đại lục thường xuyên nhận được lượng lớn dòng vốn đổ vào (Biểu đồ 2). Năm ngoái, nền kinh tế này đã nhận được lượng đầu tư cao kỷ lục mặc dù nhu cầu sụt giảm và những thách thức đi kèm với chiến lược "Zero COVID".

Quảng cáo
1807b-9695.jpg

Dòng vốn chảy vào ASEAN đã tăng vọt, khu vực này nhận được nhiều vốn hơn Trung Quốc đại lục trong hai năm liên tiếp. Đồng thời, dòng vốn chảy vào Ấn Độ cũng đang có xu hướng tăng lên, nhưng xét về tổng thể thì vẫn còn thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên, như mọi khi, có nhiều cách nhìn nhận cho vấn đề này. Đầu tiên, các chỉ số FDI chính bao gồm nguồn vốn cho các dự án đầu tư hoàn toàn mới và thu nhập từ tái đầu tư, chẳng hạn như mở rộng quy mô hoạt động hiện tại.

Theo biểu đồ 3, chúng ta sẽ thấy bình quân dòng FDI mới vào một số thị trường trong giai đoạn trước đại dịch và hiện tại. Đầu tư mới được hiểu là khoản đầu tư hoàn toàn mới được rót vào để thành lập hoạt động mới, chưa từng tồn tại trước đây. Ở Trung Quốc đại lục đã có sự sụt giảm đáng kể, nhưng các khoản đầu tư mới vào Ấn Độ lại tăng vọt và giờ bắt đầu lấn sang ASEAN, nơi vốn FDI mới cũng đã tăng đủ nhiều.

1807c-3995.jpg

Điều đó đồng nghĩa các dự án đầu tư mới chủ yếu hướng đến Đông Nam Á và Ấn Độ. Đồng thời, các công ty cũng không “từ bỏ” Trung Quốc đại lục: tổng vốn FDI kỷ lục vào năm ngoái cho thấy những công ty đã có chỗ đứng trên thị trường đang tiếp tục mở rộng hoạt động.

Tuy nhiên, các dòng FDI đóng vai trò thế nào trong bức tranh tổng thể? Câu trả lời là khá quan trọng. Thứ nhất, đầu tư xuyên biên giới giúp phổ biến công nghệ, nâng cao năng suất nền kinh tế ở quốc gia sở tại và nơi được rót vốn, đồng thời giúp thúc đẩy thương mại và kết nối quốc tế. FDI cũng đóng góp trực tiếp vào GDP dưới hình thức các khoản chi đầu tư.

Tại Việt Nam, Malaysia, New Zealand, Úc và Philippines, dòng vốn FDI chiếm hơn 2% GDP. Ngược lại, ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Bangladesh, dòng vốn FDI chiếm khoảng 1% GDP hoặc ít hơn.

Và bức tranh tổng thể không thể hiện sự suy giảm, có lẽ nói đúng hơn là có sự dịch chuyển nhưng dòng vốn FDI nói chung vẫn duy trì ổn định bền vững.

Châu Á vẫn là một địa điểm khá tốt để đầu tư.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?