Gạo lãng phí ở châu Á thải ra hơn 600 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm

Mỗi năm thế giới lãng phí khoảng 1/3 lượng thực phẩm. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) mới được công bố, lượng thực phẩm bị lãng phí đó sẽ chuyển thành hàng tỷ tấn khí nhà kính, khi người ta tính đến năng lượng, đất đai và hóa chất được sử dụng để sản

Gạo lãng phí ở châu Á thải ra hơn 600 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm

Điều đó càng đáng nói khi số người nghèo đói đang gia tăng nhanh sau đại dịch Covid-19. Theo Liên Hợp Quốc, vào năm 2022, một con số kỷ lục người đã phải trải qua nạn đói cấp tính, và dự trữ lúa mì và ngô toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Mặc dù lạm phát chung đã hạ nhiệt, nhưng một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu còn lâu mới kết thúc.

Trong khi đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ước tính rằng lượng khí thải carbon từ thực phẩm bị lãng phí trên thế giới tương đương với 3,3 tỷ tấn carbon dioxide (3,6 tỷ tấn) mỗi năm. Đó là lượng khí thải nhà kính nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào sản xuất ra, ngoài Trung Quốc và Mỹ. Báo cáo khẳng định rằng các quốc gia đang bỏ lỡ không chỉ cơ hội cải thiện an ninh lương thực—hàng trăm triệu người vẫn bị đói mỗi năm—mà còn bỏ lỡ cơ hội giảm bớt tác động môi trường của chuỗi thức ăn toàn cầu.

Một nơi để bắt đầu việc giảm sự lãng phí này sẽ là gạo ở châu Á. Trong số các mặt hàng khu vực được LHQ phân tích, ngũ cốc được sản xuất ở châu Á là nguyên nhân lớn nhất gây ra lượng khí thải carbon từ chất thải thực phẩm (hững loại khác là thịt ở Châu Âu; rau ở Bắc Mỹ và Châu Đại Dương, vv...).

Gạo chiếm hơn một nửa số ngũ cốc bị lãng phí ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, và 72% số ngũ cốc bị thất lạc hoặc bị loại bỏ ở Nam và Đông Nam Á— tổng cộng là 149,7 triệu tấn, theo LHQ. Số gạo bị lãng phí đó thải ra lượng khí thải nhà kính tương đương với 610,5 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm.

Mathilde Iweins, điều phối viên dự án cho chương trình Food Wastage Footprint (tạm dịch: Dấu chân lãng phí thực phẩm) của LHQ, nói rằng hầu hết dấu vết carbon từ gạo của khu vực xảy ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đó là do lá, thân cây và các chất hữu cơ khác bị phân hủy trong ruộng lúa, tạo ra khí mê-tan. Gạo bị phân hủy trong các bãi chôn lấp cũng góp phần tạo ra khí thải.

Tại sao tất cả gạo này bị lãng phí? Quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản kém dẫn đến gạo bị đổ, hư hỏng trước khi đến tay người tiêu dùng. Một số lãng phí cũng xảy ra ở phía người tiêu dùng vì mọi người chỉ đơn giản vứt bỏ cơm thừa. Liên Hợp Quốc ước tính rằng 80 kg ngũ cốc, chủ yếu là gạo, bị lãng phí mỗi người trong khu vực mỗi năm.

Quảng cáo

Khi dân số gia tăng ở các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nơi gạo là lương thực chính, thì thậm chí nhiều gạo hơn sẽ được sản xuất cũng như bị lãng phí. Và lượng khí thải carbon của gạo có thể trở nên tồi tệ hơn. Theo một nghiên cứu năm ngoái, sự hiện diện của nhiều carbon dioxide trong không khí kết hợp với nhiệt độ tăng trong những thập kỷ tới có thể tăng gấp đôi lượng khí mê-tan do sản xuất một kg gạo.

Ngay vào lúc này, vấn đề lãng phí thực phẩm nói chung và gạo nói riêng càng đáng đề cập đến, khi mà giá lương thực có nguy cơ tăng trở lại.

Một thỏa thuận do Liên Hợp Quốc làm trung gian đảm bảo việc vận chuyển an toàn ngũ cốc ở Biển Đen từ các cảng của Ukraine sẽ hết hạn vào thứ Hai (17/7). Theo thỏa thuận cũ, hơn 32 triệu tấn ngô, lúa mì và các loại ngũ cốc khác đã được xuất khẩu và giá của nhiều mặt hàng chủ lực này đã giảm mạnh, giúp hạ nhiệt lạm phát trên toàn cầu. Nếu thỏa thuận này không được gia hạn, giá ngũ cốc có thể sẽ tăng vọt trở lại.

Điều đó càng đáng sợ khi Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với lượng xuất khẩu hàng năm nhiều hơn cả 3 nước xuất khẩu lớn tiếp theo (trong đó có Việt Nam) cộng lại, đang xem xét hạn chế mạnh mẽ việc xuất khẩu gạo sau khi giá gạo trên thị trường nước này tăng 10% chỉ trong vòng 2 tuần qua, lên mức cao nhất trong vòng hơn 5 năm, sau khi Chính phủ tăng giá thu mua lúa của nông dân.

Vào tháng 9/2022, Ấn Độ đã cấm vận chuyển gạo tấm ra nước ngoài và áp thuế 20% đối với xuất khẩu nhiều loại gạo khác trong bối cảnh lo ngại về sản lượng. Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đang thảo luận về kế hoạch cấm xuất khẩu tất cả gạo non-basmati để tránh nguy cơ lạm phát cao hơn sau khi giá tăng mạnh, thông tin từ Bloomberg cho biết.

New Delhi đang theo dõi chặt chẽ biến động giá và kịch bản sản lượng cho năm 2023, và mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng vào tháng 10 hoặc tháng 11. Đến thời điểm đó, Ấn Độ sẽ xem xét dỡ bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu, hoặc áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2018, đạt 421 USD - 428 USD/tấn, so với mức 412-420 USD của tuần trước. Đây là mức giá cao nhất trong vòng hơn 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan hiện vững ở mức cao 515 USD/tấn, và gạo cùng loaị của Việt Nam tăng lên 510-513 USD/tấn, từ mức 500-510 USD của tuần trước.

202307151048571-6309.gif

Giá gạo châu Á đang tăng mạnh.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục

Chính phủ Nhật Bản ngày 7/5 cho biết, giá gạo trung bình tại nước này đã tăng lên mức kỷ lục 4.233 yen (khoảng 30 USD)/5kg, cao hơn gấp đôi so với một năm trước.

Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Giá gạo Ấn Độ tuần này đã leo lên mức cao nhất trong gần 1 tháng nhờ đà tăng của đồng rupee bất chấp nhu cầu yếu, trong khi giá gạo Thái Lan duy trì ổn định do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Thị trường nông sản: Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất, gạo Việt Nam tăng nhẹ

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp

Gạo Ấn Độ rớt giá, gạo Việt Nam lên ngôi cao nhất 4 năm

Giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ đã giảm trong tuần này do đồng nội tệ yếu, trong khi giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Giá gạo Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng

Gạo Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trên trường quốc tế: Khẳng định giá trị thương hiệu

Gạo Việt Nam đang khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với giá trị xuất khẩu tăng mạnh, chất lượng cải thiện rõ rệt và thương hiệu ngày càng được chú trọng.

Giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030

Lý do Nhật Bản bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto ngày 9/4 thông báo nước này sẽ bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp tới tháng 7/2025, thời điểm gạo vụ mới được đưa ra thị trường nhằm bình ổn giá mặt hàng này.

Thị trường nông sản: Nguồn cung dồi dào kéo giá gạo châu Á giảm mạnh Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Giá gạo tại Tokyo tăng vọt 90%, CPI cốt lõi tháng 3 tăng 2,4%

Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, với tác động ở mức độ hạn chế từ việc chính phủ gần đây giải phóng kho gạo dự trữ.

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng