Căng thẳng ngành ngân hàng Mỹ suy giảm và ảnh hưởng lên thị trường dầu, vàng

Chừng nào những nỗi lo liên quan đến ngành ngân hàng vẫn đang “ám ảnh” tâm lý thị trường, giá dầu sẽ vẫn còn chịu nhiều sức ép, các chuyên gia thị trường nhận định.

Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Trong tuần này, giá dầu tăng sau khi chính phủ Mỹ cam kết bảo vệ tiền gửi của ngân hàng, ngoài ra, các thông điệp chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không khiến cho nhà đầu tư bất ngờ.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu “chốt” ở trên ngưỡng 69USD/thùng, giá dầu như vậy đã hồi phục được phần nào sau khi giảm đến 10USD/thùng trong tuần trước.

Giá dầu hiện vẫn đang còn nhiều biến động và chừng nào những nỗi lo liên quan đến ngành ngân hàng vẫn đang “ám ảnh” tâm lý thị trường, giá dầu sẽ vẫn còn chịu nhiều sức ép, các chuyên gia thị trường nhận định.

“Giá dầu đón nhận yếu tố hỗ trợ trong tuần này sau vài tuần chịu nhiều sức ép. Nỗi sợ về khả năng suy thoái kinh tế và giao dịch trầm lắng khiến nhiều nhà đầu tư dè chừng”, chuyên gia phân tích cao cấp về năng lượng tại quỹ CIBC Private Wealth – bà Rebecca Babin phân tích.

Nhà đầu tư cũng đón nhận thêm nhiều dấu hiệu tích cực trong tuần này khi mà sản lượng dầu thô cũng như các sản phẩm liên quan của Mỹ trong tuần tăng vọt lên ngưỡng 12 triệu thùng/ngày, như vậy có thể dự báo về khả năng nhu cầu sẽ sớm hồi phục lại. Trong khi đó, Nga tiếp tục duy trì quy định giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày cho đến cuối tháng 6/2023.

Đà tăng của giá dầu phần nào chững lại trong ngày thứ Sáu khi mà xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu căng thẳng trong ngành ngân hàng, nhà đầu tư vì vậy trở nên thận trọng với các tài sản rủi ro trước thềm dịp cuối tuần này.

Quảng cáo

Giá dầu hiện vẫn đang hướng đến quý giảm đầu tiên tính từ năm 2020 khi đó đại dịch COVID-19 gây tổn hại đến nhu cầu. Khả năng kinh tế Mỹ suy thoái, nguồn cung dầu từ Nga dồi dào bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây và các cuộc đình công tại nhiều nhà máy lọc dầu của Pháp đều đang phát đi những chỉ báo bi quan về nhu cầu dầu.

Trong tuần này, giá dầu tăng khi mà chính phủ Mỹ cam kết bảo vệ tiền gửi của các ngân hàng, đồng thời việc Fed công bố các động thái chính sách đúng theo kỳ vọng đã giúp cho tâm lý nhà đầu tư được bình ổn.

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu trên thị trường kim loại, giá vàng giảm, trước đó đã có lúc giá vàng lên sát ngưỡng 2.000USD/ounce bởi những nỗi sợ liên quan đến ngành ngân hàng làm tăng nhu cầu tài sản an toàn, đồng thời nhà đầu tư thị trường cũng tin vào khả năng Fed sẽ hãm đà nâng lãi suất cơ bản đồng USD.

Đồng USD tăng giá 0,5%, chính vì vậy vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối của tuần, giá vàng giao ngay hạ 0,8% xuống còn 1.977,01USD/ounce. Trước đó trong phiên giá vàng tăng lên ngưỡng 2.002,89USD/ounce. Giá vàng giao hợp đồng tương lai hạ 0,6% xuống 1.983,8USD/ounce.

Trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa tại công ty chứng khoán TD Securities, ông Bart Melek, nhận xét việc đồng USD mạnh hơn và việc thị trường chứng khoán hồi phục cũng như tâm lý chuộng rủi ro tăng đang kéo giá vàng đi xuống. Tuy nhiên giá vàng nhiều khả năng sẽ vẫn được hỗ trợ bởi các diễn biến vĩ mô, ông Melek nói.

Các biện pháp giải cứu dành cho các ngân hàng yếu kém đã làm giảm đi nỗi lo lắng về khả năng khủng hoảng ngành ngân hàng lây lan, giá vàng như vậy ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần gần đây, mức hạ ghi nhận ước tính 0,5% dù rằng trước đó đã có lúc tăng vượt 2.000USD/ounce.

Cổ phiếu ngân hàng hồi phục trong phiên ngày thứ Sáu. Cổ phiếu các ngân hàng lớn tại châu Âu bao gồm Deustche Bank và UBS chịu ảnh hưởng bởi những nỗi lo về khả năng cơ quan quản lý và ngân hàng trung ương chưa kiểm soát được hoàn toàn cú sốc lớn nhất tính từ khủng hoảng tài chính năm 2008 với ngành.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt