Nhìn lại thị trường chứng khoán Mỹ tính từ mức đáy trong thời kỳ đại dịch COVID-19

Tình trạng lây nhiễm COVID-19 trên toàn cầu bắt đầu trở nên tệ hại vào đầu năm 2020, sau đó những sự hoảng sợ do bất ổn kinh tế khiến cho thị trường chứng khoán sụt giảm từ nửa sau tháng 2/2020.

Ảnh: MarketWatch
Ảnh: MarketWatch

Đã 3 năm kể từ khi thị trường chứng khoán Mỹ lập đáy trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đang vô cùng căng thẳng trên toàn cầu. Ở thời điểm đầu đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới bất ngờ đóng cửa.

Tính từ thời điểm đó đến hết phiên giao dịch gần nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 đã tăng được gần 76% so với mức thấp 2.237,4 điểm thiết lập vào ngày 23/3/2020; chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 72,3% từ mức thấp 18.591,93 điểm thiết lập trong cùng ngày; chỉ số Nasdaq tăng được hơn 70% từ mức đáy, theo tính toán của Dow Jones Market Data.

Tình trạng lây nhiễm COVID-19 trên toàn cầu bắt đầu trở nên tệ hại vào đầu năm 2020, sau đó những sự hoảng sợ do bất ổn kinh tế khiến cho thị trường chứng khoán sụt giảm từ nửa sau tháng 2/2020. Ngày 24/2/2020, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones sụt hơn 1.000 điểm và như vậy ghi nhận ngày sụt giảm mạnh thứ 3 trong lịch sử chỉ số.

Đà bán mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng tốc từ giữa tháng 3/2020, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones rơi vào trạng thái thị trường giảm điểm từ ngày 10/3/2020. Trạng thái thị trường giảm điểm được định nghĩa là chỉ số giảm hơn 20% so với mức đỉnh gần nhất. Chỉ số S&P 500 giảm gần 34% trong vòng 1 tháng và đánh mất toàn bộ thành quả tăng điểm của thị trường, theo Dow Jones Market Data.

Quảng cáo

Tuy nhiên, việc Fed tăng cường bơm tiền ra thị trường, ngoài ra phải kể đến loạt động thái hạ lãi suất cũng như việc chính phủ Mỹ nhanh chóng triển khai tiêm vaccine COVID-19 đã kìm hãm bớt đà suy giảm trên thị trường. Chỉ số S&P 500 trong tháng 8/2020 tăng lên mức cao kỷ lục, đồng thời trong những tháng tiếp theo sau đó cũng lập nhiều kỷ lục mới, theo tính toán của Dow Jones Market Data.

Năm 2021, cả ba chỉ số chính trên thị trường đóng cửa tăng điểm mạnh khi mà nhà đầu tư tăng cường đổ tiền vào cổ phiếu. Diễn biến của thị trường diễn ra trong một năm nổi bật với hàng loạt sự kiện rối ren như cuộc tấn công vào điện Capitol của Mỹ ngày 6/1/2021, các yếu tố gây nhiễu chuỗi cung ứng, lạm phát cao, tình trạng thiếu hụt trên thị trường lao động, chủng omicron và delta.

Sang đến năm 2022, thị trường chứng khoán Mỹ lâm vào tình trạng khó khăn. Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ngân hàng trung ương khắp thế giới bắt đầu nâng lãi suất mạnh tay để kiềm chế lạm phát, thực tế này tạo ra những nỗi lo về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu từ tháng 2/2022 cũng như chính sách không COVID-19 của Trung Quốc được áp dụng cũng khiến cho thị trường có nhiều biến động. Vào tháng 12/2022, Trung Quốc đã bất ngờ loại bỏ chính sách này. Cả ba chỉ số chứng khoán có năm suy giảm tệ hại nhất tính từ năm 2008.

Trong nhóm cổ phiếu 11 nhóm ngành thuộc S&P 500, cổ phiếu ngành năng lượng sụt giảm tệ hại nhất. Ngành này được hỗ trợ bởi giá dầu thô và khí đốt tăng cao sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang.

Tính trong nhóm các cổ phiếu, cổ phiếu ngân hàng First Republic sụt giảm sâu nhất trong S&P 500, tổ chức tài chính này không khỏi chịu áp lực sau khi hai ngân hàng khu vực của Mỹ sụp đổ.

Phiên giao dịch ngày thứ Năm, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau khi giảm rất sâu vào phiên liền trước đó. Ngày thứ Tư, Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, cùng lúc đó nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách không tính toán thêm nhiều về các đợt hạ lãi suất trong năm nay dù rằng có nhiều áp lực trong ngành ngân hàng. Thị trường chứng khoán đồng thời phản ứng sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng bà không hề tính đến việc đảm bảo toàn bộ tiền gửi cho tất cả các đối tượng gửi tiền.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt