Cán cân xuất-nhập khẩu của Trung Quốc ngày càng mất cân bằng

Trong khi xuất khẩu tiếp tục được hưởng lợi từ sự phục hồi của thương mại toàn cầu thì lĩnh vực nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục ghi nhận sự yếu kém kéo dài do nhu cầu nội địa suy giảm.

Cảng hàng hóa ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cảng hàng hóa ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo báo cáo của Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tập đoàn truyền thông The Economist (Anh), dữ liệu hải quan công bố ngày 7/6 cho thấy trong tháng Năm, xuất khẩu của Trung Quốc tính theo năm đã tăng mạnh 7,6% so với tháng trước đó.

Con số này vượt xa mức tăng trưởng nhập khẩu chỉ đạt 1,8%, so với mức 8,4% trong cùng kỳ.

EIU nhận định sự mất cân bằng trong nền kinh tế Trung Quốc ngày càng lớn.

Trong khi xuất khẩu tiếp tục được hưởng lợi từ sự phục hồi của thương mại toàn cầu, đặc biệt khi tình trạng dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc đã khuyến khích các công ty tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, thì sự yếu kém kéo dài trong lĩnh vực nhập khẩu tiếp tục bộc lộ các vấn đề liên quan đến nhu cầu nội địa suy giảm của Trung Quốc.

Dữ liệu này phù hợp với các xu hướng thương mại khu vực gần đây và cho thấy triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ được cải thiện vào năm 2024, nhờ sự gia tăng nhu cầu toàn cầu.

Cán cân thương mại quốc tế của Trung Quốc đóng góp tích cực vào tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trong năm nay, đảo ngược lực cản được ghi nhận vào năm 2023, khi xuất khẩu hàng hóa trải qua sự điều chỉnh nghiêm trọng do đại dịch COVID-19.

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy nhờ xuất khẩu sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (22,5%) và Mỹ Latinh (18,9%), làm lu mờ đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu yếu sang Mỹ (3,6%) và Liên minh châu Âu (-1%).

Mặc dù hai thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn là điểm đến ưu tiên của các doanh nghiệp Trung Quốc, chiếm lần lượt 14% và 14,6% giá trị hàng xuất khẩu tính bằng đồng USD trong 5 tháng đầu năm 2024, nhưng ASEAN (16,9%) hiện là thị trường nước ngoài lớn nhất của nước này, cùng với khu vực Mỹ Latinh (7,6%) đang bắt kịp dần dần.

Những động lực này phần lớn phản ánh các hoạt động trung chuyển và tái cấu trúc chuỗi cung ứng, vì trong những năm gần đây các nhà đầu tư Trung Quốc đã chuyển đến các khu vực này để tránh thuế quan nhưng vẫn đảm bảo tiếp cận thị trường Mỹ.

Quảng cáo

Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nga giảm 2% trong tháng Năm, tiếp tục đà giảm kéo dài từ tháng Ba. Tuy nhiên, tốc độ sụt giảm đã thu hẹp cho thấy quan hệ thương mại Trung Quốc-Nga sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn năm 2024-2028.

kinh-te-trung-quoc-lap-rap-o-to-7465-7734.jpg
Dây chuyền lắp ráp xe ôtô năng lượng mới ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 3/7/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Mặc dù vậy, vẫn có một số dấu hiệu cho thấy mô hình thương mại gần đây của Trung Quốc đang xấu đi. Tăng trưởng xuất khẩu ôtô, động lực chính cho tăng trưởng thương mại của nước này trong những quý gần đây, đã giảm còn 16,6% vào tháng Năm so với cùng kỳ năm trước, phản ánh tình trạng tắc nghẽn ngày càng trầm trọng tại các cảng châu Âu và sức chứa container toàn cầu giảm.

Theo danh mục xuất khẩu, luồng hàng hóa tăng trưởng mạnh ghi nhận trong lĩnh vực bán dẫn (28,5%), phản ánh sự đi lên của chu kỳ điện tử toàn cầu.

Nhập khẩu chất bán dẫn (17,3%) và thiết bị xử lý dữ liệu tự động (64,5%) cũng cao hơn trong tháng này, phản ánh cả nhu cầu gắn liền với thiết kế tự cung cấp của Trung Quốc trong chế tạo chất bán dẫn (chip) và sự ổn định trong nhu cầu điện tử tiêu dùng nội địa.

Các danh mục nhập khẩu khác cho thấy bức tranh đáng lo ngại hơn về nhu cầu nội địa của cường quốc lớn nhất châu Á.

So với cùng kỳ năm 2023, khối lượng nhập khẩu các mặt hàng chủ chốt như quặng sắt (6,1%) và than đá (10,7%) vượt xa dầu thô (-8,7%) và đồng (-11,5%).

Những khác biệt này làm nổi bật hiệu suất hỗn hợp trong lĩnh vực công nghiệp, cũng như triển vọng bi quan đối với cuộc khủng hoảng nhà ở đang diễn ra ở Trung Quốc.

Triển vọng tăng thuế xe điện Trung Quốc của EU, dự kiến được công bố vào ngày 4/7, có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng nhẹ trong tháng Sáu.

Những cân nhắc tương tự cũng có thể củng cố các chuyến hàng xuất khẩu đến Mỹ trước thời điểm áp dụng nước này áp dụng quy định thuế quan mới vào ngày 1/8.

Tuy nhiên, việc tái cơ cấu các mô hình thương mại của Trung Quốc cũng cho thấy rằng tác động trước mắt của cạnh tranh giữa nước này với các nước phương Tây sẽ sẽ không rõ rệt như những gì đã từng xảy ra trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc giai đoạn 2018‑2019.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Vingroup bảo lãnh tối đa 6.500 tỷ đồng trái phiếu do Vinhomes phát hành

HĐQT Vingroup đã phê duyệt việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của tập đoàn để bảo đảm cho các nghĩa vụ liên quan đến trái phiếu Vinhomes với tổng mệnh giá tối đa 6.500 tỷ đồng.

Vinhomes giảm vốn điều lệ sau thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử Vinhomes muốn phát hành 4.000 tỷ trái phiếu sau thương vụ mua cổ phiếu quỹ 'lịch sử'

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Xác thực sinh trắc học để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân

Từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ để không bị gián đoạn giao dịch thanh toán. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khẳng định, đây

Cảnh báo tình trạng mạo danh Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật thông tin sinh trắc học Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực đội ngũ

Trong hành trình 30 năm dựng xây và phát triển, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Với triết lý hoạt động đó, SeABank luôn tập trung và đầu tư cho sự phát triển của cán bộ nhân viên (CBNV), xác định họ là trung tâm của mọi hoạt động.

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024

Hai nhóm cổ phiếu FPT và Viettel, đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ - viễn thông trên sàn chứng khoán đã bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024, đưa vốn hoá nhóm FPT và nhóm Viettel tăng lần lượt gần 80% và tăng gấp 3,3 lần so với đầu năm.

Đặt cược vào AI, FPT có chiến lược phát triển mới bám vào 5 từ khoá Cổ phiếu FPT lập đỉnh, tăng lên hơn 144.000 đồng/cổ phiếu

Hà Nội: Sẽ đấu giá 5 thửa đất tại quận Hai Bà Trưng vào tháng 1/2025, giá khởi điểm cao nhất gần 15 tỷ đồng

Công ty Đấu giá hợp danh Bảo Phong phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng sẽ tổ chức đấu giá 5 thửa đất tại địa chỉ tổ 19B (nay là số 285 - số tự phát, đường Nguyễn Khoái, tổ 21), phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng vào tháng 1/2025.

Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất Hà Nội tăng tốc đấu giá đất dịp cuối năm

Cổ phiếu Jeju Air chạm đáy sau tai nạn máy bay thảm khốc

Cổ phiếu của hãng hàng không giá rẻ Jeju Air của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào ngày 30/12, sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất lịch sử nước này khiến 179 người thiệt mạng.

Thị trường vẫn là cuộc đua phá đỉnh của các cổ phiếu Ngân hàng 4 cổ phiếu Ngân hàng đóng cửa tuần ở mức cao nhất thời đại

Nghị định mới về phương án chia cổ tức của doanh nghiệp có vốn Nhà nước

Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ áp dụng với phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước để thực hiện dự án quan trọng quốc gia theo tiêu chí phân loại quy định tại Luật Đầu tư

Chuyện gì đây: 39.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 12/2024, 15 doanh nghiệp có khả năng chậm trả Lỗ hơn 100 tỷ đồng nhưng báo lãi, một doanh nghiệp nhựa lâu đời bị phạt 150 triệu đồng