Các chủ xe chạy diesel ở châu Âu chuẩn bị đối mặt những “cơn đau” mới

Những người lái xe sử dụng động cơ diesel ở châu Âu - vốn đã phải đối mặt với mức giá cao kỷ lục – đang chuẩn bị đón thêm nhiều “cơn đau” hơn nữa so với những người sử dụng xe chạy xăng.

Việc Liên minh châu Âu (EU) hạn chế nhập khẩu dầu diesel từ Nga do các lệnh cấm vận liên quan đến xung đột tại Ukraine đã làm suy yếu vai trò như một sự thay thế rẻ hơn cho xăng của loại nhiên liệu này ở châu Âu. Từ đó, cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt trong khu vực lại càng sâu sắc hơn.

Sức ép lạm phát

Số liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy vào tháng 6/2022, chi phí thực phẩm ở khu vực này đã tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Dầu diesel là một trong những yếu tố chính làm tăng chi phí thực phẩm và khiến phía doanh nghiệp sản xuất phải chuyển gánh nặng đó sang người tiêu dùng.

Ngoài tác động trực tiếp đến khoảng 140 triệu người lái xe sử dụng động cơ diesel ở châu Âu, giá dầu diesel cao còn ảnh hưởng rộng lớn hơn đến nền kinh tế và lạm phát vì đây là nhiên liệu ưa thích của ngành công nghiệp và người nông dân.

Giá nhiên liệu đã phục hồi từ mức thấp ghi nhận hồi đầu đại dịch COVID-19, chủ yếu nhờ việc các chính phủ nới lỏng chính sách phong tỏa đã giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ. Các nhà máy lọc dầu cũng đang vật lộn để theo kịp tốc độ tăng trưởng nhu cầu.

Sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine bùng phát thành hoạt động quân sự vào ngày 24/2, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga - nhà xuất khẩu năng lượng lớn của thế giới và cũng là nguồn cung cấp dầu diesel lớn nhất cho châu Âu đã siết chặt nguồn cung vốn đã căng thẳng từ trước .

Lo ngại về sự gián đoạn xuất khẩu dầu diesel của Nga đã đẩy giá dầu diesel trung bình tại các trạm bơm ở châu Âu lần đầu tiên lên cao hơn giá xăng trong tháng 3/2022. Giới chuyên gia dự kiến khoảng cách giữa hai loại nhiên liệu sẽ ngày càng mở rộng, dẫn đến các kỷ lục giá sẽ liên tiếp được xác lập.

Số liệu tổng hợp từ hai công ty tư vấn Energy Aspects và Wood Mackenzie cho thấy mức chênh lệch của dầu diesel đối với xăng sẽ tăng từ khoảng 13 USD/thùng trong quý II/2022 lên khoảng 25 USD/thùng trong quý IV năm nay.

Xu hướng tăng giá chưa kết thúc

Các nhà lãnh đạo EU vào cuối tháng Năm đã đồng ý cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay, khi khối này tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Quảng cáo

EU sẽ thực hiện biện pháp trừng phạt theo từng giai đoạn: tất cả dầu thô của Nga nhập vào khối này qua đường biển sẽ bị cấm từ đầu tháng 12/2022, còn tất cả các sản phẩm tinh chế của Nga sẽ bị cấm hai tháng sau đó.

Trong hiện tại, châu Âu vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu diesel từ Nga. Tính từ đầu tháng cho tới ngày 19/7, EU đã nhập 825.163 thùng dầu diesel từ Nga mỗi ngày, mức cao nhất kể từ tháng Ba tới nay. Còn trong tháng Sáu, lượng nhập khẩu dầu diesel từ Nga của EU chỉ thấp hơn 10% so với mức trung bình trong giai đoạn 2017 - 2021.

Nhiều công ty đã ngừng mua nhiên liệu của Nga và bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế. Các nhà máy lọc dầu ở châu Âu đang tìm kiếm lựa chọn khác thay dầu Ural của Nga đã chuyển sang loại dầu thô nhẹ hơn, ngọt hơn. Vấn đề là loại dầu này phù hợp để tinh chế xăng hơn là dầu diesel. Do đó, các nhà máy lọc dầu ở châu Âu có khả năng sản xuất nhiều xăng hơn so với dầu diesel.

Dựa trên những đánh giá đó, các nhà phân tích cho rằng giá xăng dầu tại châu Âu sẽ giảm trong quý IV do nhu cầu theo mùa yêu đi, trong khi dầu diesel có khả năng tiếp tục đắt đỏ.

Khó tìm ra lựa chọn thay thế

Một trạm xăng ở phía Đông thủ đô London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là một vấn đề đặc biệt của châu Âu. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Rystad Energy, xe du lịch sử dụng động cơ diesel chiếm hơn 40% thị trường châu Âu, so với 4,5% ở Mỹ.

Sự phụ thuộc vào động cơ diesel của châu Âu đến từ chính sách ưu đãi thuế được các nước EU áp dụng cách đây 25 năm. Khi đó, khối này khuyến khích người dân việc mua ô tô chạy bằng động cơ diesel với hy vọng giảm lượng khí thải carbon dioxide.

Việc chuyển từ xe chạy xăng sang dầu diesel, vốn chứa nhiều năng lượng hơn so với xăng, đã làm cho các đội xe châu Âu hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng khi vụ bê bối về động cơ diesel được công khai vào năm 2015, các nhà điều tra đã nhấn mạnh rằng động cơ diesel phát ra lượng khí thải nitơ oxit và các chất gây ô nhiễm không khí khác ở mức cao.

Chi phí tăng cao cho các xe sử dụng động cơ diesel nhiều khả năng sẽ thúc đẩy làn sóng dịch chuyển khỏi các loại xe này, dù về lâu dài châu Âu vẫn sẽ tìm cách ngừng bán tất cả các loại ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch mới từ năm 2035.

Các số liệu về thị trường ô tô đã qua sử dụng cho thấy nhiều người đang cố gắng bán xe chạy bằng động cơ diesel hơn so với xe chạy bằng xăng. Như theo nền tảng buôn bán ô tô đã qua sử dụng trực tuyến Motorway, việc bán ô tô diesel đã qua sử dụng trong giai đoạn từ tháng Năm đến tháng Sáu đã tăng 21%, cao hơn đáng kể mức tăng 13% của ô tô chạy xăng.

Mặc dù xe điện cuối cùng có thể là một giải pháp, nhưng nỗi đau đối với người tiêu dùng EU vẫn có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới. Điều này là do đội xe thương mại của châu Âu chịu tác động mạnh từ việc giá diesel tăng cao, trong khi không có sự thay thế hiệu quả về chi phí.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?