Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Việc đấu giá đất thời gian qua không chỉ có thổi giá còn có dìm giá

"Đằng sau việc thổi giá đất còn có nhiều hệ lụy là giá đất đấu giá cao có thể là ảo, nhưng lại dùng để thế chấp vay tiền ngân hàng, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia và nhiều vấn đề khác", Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn - Ảnh: VGP

Tại phiên họp Thường vụ Quốc hội chiều 16/3, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trong đó, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là đấu giá đất.

Cần chế tại mạnh hơn, nếu doanh nghiệp đấu giá xong bỏ cọc thì phải bị xử lý

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) về giải pháp của Bộ Tài nguyên và Môi trường để ngăn chặn tình trạng tình trạng "bắt tay ngầm" trong đấu giá đất, đấu giá cao rồi bỏ cọc, gây nhiễu loạn thị trường, sốt đất ảo, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, việc đấu giá đất thời gian qua không chỉ là thổi giá mà còn có dìm giá; "quân xanh", "quân đỏ" gây bức xúc.

Theo Bộ trưởng, giá đất bị đẩy lên cao, xa giá trị thật làm biến động thị trường, thất thoát tài sản nhà nước; tạo mặt bằng giá đất mới, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế và sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy.

"Trong nền kinh tế, đất đai là đầu vào mọi dự án đầu tư mà bị đẩy giá lên cao thì sẽ không hiệu quả. Đây là điều không mong muốn. Chúng ta mong muốn giá tốt, mang hiệu quả xã hội trên đất đai, chứ không phải có đủ đất để bán, để tiêu dùng", ông nói.

Người đứng đầu ngành tài nguyên và môi trường thừa nhận, việc thổi giá là hiện tượng rõ ràng, có thực. Ông cho rằng, với người dân "gửi" tài sản vào đất, khi giá đất tăng mạnh thì họ nghĩ có hiệu quả nhưng với nền kinh tế thì đây là điều không tốt, nếu tiền và tài sản của toàn xã hội đổ vào đất.

"Đằng sau việc thổi giá đất còn có nhiều hệ lụy là giá đất đấu giá cao có thể là ảo, nhưng lại dùng để thế chấp vay tiền ngân hàng, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia và nhiều vấn đề khác", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Phân tích về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, nguyên nhân thứ nhất là việc đấu giá đất đang được điều chỉnh bởi Luật Đấu giá, Luật Đất đai, các quy định về thuế, tài chính. Vì có nhiều luật điều chỉnh nên về quy trình, trình tự, phương thức đấu giá đất còn bất cập.

Ông cho rằng, giá trị tài nguyên như đất đai không giống với các vật thể giá trị khác. Vì vậy, phải có quy định về phương thức, trình tự đấu giá với tài sản đất đai chặt chẽ hơn.

Thứ hai, Bộ trưởng cho biết, hiện đã có quy định về điều kiện doanh nghiệp tham gia đấu giá đất, nhưng chưa quy định cụ thể về điều kiện năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tiễn.

"Phải có chế tài mạnh mẽ hơn, nếu doanh nghiệp sau khi đấu giá xong rồi bỏ cọc thì phải bị xử lý, để lần sau họ không tham gia được, như vậy mới đủ sức răn đe", Bộ trưởng Hà nói và đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý cơ quan công quyền và doanh nghiệp lợi dụng vấn đề đấu giá.

Cũng theo ông Hà, chế tài xử lý cần kết hợp cả hình sự, kinh tế để đủ tính răn đe. "Chế tài kinh tế quan trọng, phải nâng lên đủ để cho họ phân tích rằng nếu bỏ cọc thì không có hiệu quả kinh tế", ông nói.

Ngoài ra, ông nhìn nhận thời gian thẩm định hồ sơ đấu giá chỉ 15 ngày là không phù hợp vì đây là bước quan trọng trước khi đấu giá nên phải làm kỹ hơn, tức là cần thẩm định thông qua hồ sơ ngân hàng, hồ sơ đất đai, lý lịch nhà tham gia đấu giá...

Cần có quy định đồng bộ trong một bộ luật

Làm rõ hơn chất vấn của đại biểu về việc cần xác định giá khởi điểm đấu giá đất và quy định chặt chẽ hơn về năng lực tài chính của người tham gia đấu giá cũng như chế tài mạnh mẽ với người đấu giá xong đất thì bỏ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, nói về chính sách thì các bộ, ngành liên quan cần ngồi lại nghiên cứu, làm thế nào để quy định điều kiện, có thêm chế tài, tiền đặt cọc đúng, bổ sung thời gian thẩm tra, kiểm tra doanh nghiệp tiền có thật hay không...

"Vấn đề liên quan đến đấu giá, dìm giá, tạo ra 'thế lực ngầm' trong vấn đề đấu giá đất thì cần có các lực lượng tham gia, trong đó có lực lượng công an", ông nói.

Và quan trọng hơn, Bộ trưởng cho rằng cần hoàn thiện phương pháp định giá, đấu giá. "Đất đai là tài nguyên đặc biệt, nhưng lại được quy định bởi 4-5 luật, thì sẽ theo luật nào?", ông đặt vấn đề và cho rằng với lĩnh vực quan trọng như đất đai phải có quy định đồng bộ trong một bộ luật, bởi đất đai là kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử.

Trả lời tranh luận của đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Thái Bình) cho rằng cần xử lý nghiêm, hình sự hoá hành vi gây lũng loạn thị trường đất đai để đảm bảo tính răn đe, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quan điểm cần xử lý nghiêm hành vi liên quan tới gây lũng loạn thị trường đất đai.

Tuy nhiên, theo ông trong nhiều trường hợp chính sách đưa ra để thị trường vận hành hiệu quả thì công cụ hành chính, kể cả hình sự lại chưa hợp lý.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, để không xảy ra tình trạng đấu giá đúng thủ tục, nhưng kết quả lại sai, làm ảnh hưởng nhiều bên, thời gian tới, vấn đề này phải xử lý bằng công nghệ, quy trình, đấu giá trực tiếp hay gián tiếp; bổ sung chế tài xử phạt. "Nên đánh mạnh vào kinh tế và tài chính, để hạn chế tình trạng bất thường trong đấu giá", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Tham gia giải trình thêm về vấn đề đấu giá đất, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đấu giá tại Việt Nam hiện quy định bởi nhiều luật, liên quan đến nhiều cơ quan. Ví dụ, Luật Đấu giá quy định trình tự, thủ tục, nhưng liên quan đến tài sản nào lại liên quan luật chuyên ngành đó. Còn về chế tài áp dụng thì nếu vi phạm về đấu giá có các hình thức như xử lý dân sự, hành chính, hình sự.

"Những vụ việc vừa rồi xảy ra, có thể áp dụng quy định về tình trạng nâng giá có dụng ý và tội đầu cơ", Bộ trưởng Tư pháp nói và cho rằng cần đồng bộ hóa các quy định về đấu giá.

Về trường hợp đấu giá đất tại Thủ Thiêm, ông Long cho biết, nếu phân tích một cách bình thường thì theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nếu phát hiện dấu hiệu bất bình thường mà chứng minh được thì cần xử lý.

"Qua các vụ việc vừa rồi, cần rà soát vấn đề về trình tự, thủ tục đấu giá đảm bảo chặt chẽ hơn; rà soát khung liên quan tiền đặt cọc, phí... liên quan đấu giá về đất đai", ông nói.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE