Bi hài ngành dịch vụ Mỹ: Doanh nghiệp "vòi" tiền boa của khách để khỏi phải tăng lương cho nhân viên

“Nền kinh tế Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào tiền boa hơn bao giờ hết", giáo sư Scheherezade Rehman của trường đại học George Washington phải thừa nhận.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bi hài ngành dịch vụ Mỹ: Doanh nghiệp "vòi" tiền boa của khách để khỏi phải tăng lương cho nhân viên

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay ngành dịch vụ Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào tiền boa của khách hàng khi nhiều doanh nghiệp, nhà hàng đòi người tiêu dùng phải đưa thêm tiền típ cho nhân viên của mình thay vì tăng lương.

“Nền kinh tế Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào tiền boa hơn bao giờ hết. Ngày càng nhiều người cho rằng văn hóa này đang bị biến tướng và các doanh nghiệp Mỹ đang ép khách hàng phải chịu trách nhiệm một phần cho thu nhập của nhân viên thay họ ”, giáo sư Scheherezade Rehman của trường đại học George Washington phải thừa nhận.

Một số doanh nghiệp nói với WSJ rằng việc yêu cầu thêm tiền boa từ khách hàng khiến họ giữ chân được lao động mà vẫn có thể để mức giá dịch vụ thấp trên thị trường cực kỳ cạnh tranh hiện nay. Động thái này khiến thu nhập của người lao động tăng mà không phải trả thêm chi phí cũng như nâng giá mặt hàng dịch vụ.

Thế nhưng việc vòi tiền boa liên tục thế này khiến nhiều khách hàng cảm thấy bị lợi dụng khi trách nhiệm chăm lo cho nhân viên là thuộc về doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng.

Khảo sát của Homebase cho thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ yêu cầu khách hàng đưa tiền boa tại thời điểm thanh toán đã tăng 6,2% so với năm 2019.

Tương tự, nghiên cứu của Paycheck trong lĩnh vực bán lẻ, khách sạn và dịch vụ cũng cho thấy ngày càng nhiều nhân viên thừa nhận họ nhận được nhiều tiền boa hơn bất kỳ lúc nào kể từ khi hãng bắt đầu thu thập số liệu từ năm 2010.

Báo cáo của Gusto thì cho thấy tính đến tháng 6/2023, lao động ngành dịch vụ (loại trừ nhà hàng) và du lịch kiếm bình quân 1,35 USD/giờ cho tiền boa, tăng 30% so với mức 1,04 USD/giờ năm 2019. Trong khi đó tính đến tháng 5/2023, bình quân lao động ngành này tính cả nhà hàng có thu nhập 16,64 USD/giờ với tiền boa là 4,23 USD/giờ.

Hệ lụy từ đại dịch

Tờ WSJ cho hay việc nhiều khách hàng đưa tiền boa cho nhân viên trong mùa dịch vì cảm ơn họ chấp nhận rủi ro để phục vụ người tiêu dùng đã trở thành thói quen. Hậu quả là giờ đây nhiều nhân viên lẫn doanh nghiệp tiếp tục đòi hỏi lượng tiền boa lớn, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

“Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lo lắng về một cuộc đại suy thoái kinh tế, nhiều người không muốn tăng lương cho nhân viên mà đề nghị khách hàng tăng tiền boa. Động thái này khiến các doanh nghiệp linh động hơn được về chi phí nhân công và giá thành dịch vụ. Đặc biệt hơn là chẳng có quy định nào kiểm soát về giới hạn số tiền boa cả.”, giáo sư Jonathan Morduch của trường đại học New York nhận định khi nói về việc tăng lương sẽ gây rủi ro phá sản cao hơn cho các ông chủ.

Một yếu tố nữa khiến ngành dịch vụ Mỹ phụ thuộc hơn vào tiền boa của khách hàng là thiếu hụt lao động. Trong khi mảng công nghệ sa thải hàng loạt thì ngành dịch vụ lại khó mời gọi lại nhân viên khi nhiều lao động đã phải chuyển nghề trong đại dịch do mất việc, khiến họ không còn muốn quay lại ngành.

Số liệu của Phòng thương mại Mỹ (USCC) cho thấy tỷ lệ bỏ việc của nhân viên ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn đã lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2021, đạt 4,9%. Con số này ở ngành bán lẽ cũng lên tới 3,3%.

Tương tự, báo cáo của Tổng cục thống kê lao động (BLS) cũng cho thấy tỷ lệ bỏ việc của lao động toàn ngành trong tháng 5/2023 tại Mỹ lên tới 2,6%.

Một ví dụ điển hình là ông chủ Dan Moreno của hãng dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử Flamingo Appliance Service tại Miami. Kể từ năm 2020, hãng này đã đưa thêm đề xuất tiền boa khi nhân viên phải chịu rủi ro đến nhà khách hàng trong mùa dịch. Thế nhưng kể từ đó đến nay, ngay cả khi nền kinh tế đã mở cửa trở lại, đề xuất này vẫn không thay đổi.

Hiện 1/3 số khách hàng của ông Moreno thường đưa tiền boa tương đương 20% số tiền công. Như vậy 182 nhân viên kỹ thuật của hãng nhận được trung bình 650 USD/năm tiền boa, tương đương 1% thu nhập cả năm.

Một trong những lý do ông Moreno tiếp tục giữ chế độ này là do chi phí vận hành quá cao hiện nay. Lạm phát đi lên cùng lãi suất, trong khi nhân viên sẵn sàng bỏ việc sang nơi khác khi nền kinh tế mở cửa trở lại đã khiến ông chủ này không còn nhiều lựa chọn.

Rủi ro

Anh Zachary Cheany, chủ của Main Squeeze Juice Co. tại Los Angeles cho biết mình có thể thêm 2 USD tiền phí dịch vụ vào hóa đơn nhưng khách hàng sẽ tức giận và không quay lại. Trong khi đó nếu chỉ đề xuất tiền boa thì ai có khả năng sẽ thanh toán.

Tuy nhiên chuyên gia Saru jayaraman của Viện nghiên cứu lao động nhà hàng (FLRC) thì cảnh bảo việc làm này sẽ gặp nhiều rủi ro dù lao động ngành dịch vụ mang hơi hướng thời vụ nên thích có tiền boa hơn.

“Các ông chủ nghĩ rằng việc đề xuất tiền boa là một bước đi thông minh nhằm nâng thu nhập cho người lao động mà chẳng cần tăng lương. Thế nhưng nếu khách hàng không thích điều này thì chính các nhân viên sẽ là người phải chịu trận và nguy cơ mất lao động là rất cao. Đó là chưa kể nếu khách hàng không đưa tiền boa thì cuối cùng doanh nghiệp cũng phải tăng lương nếu không muốn mất người”, cô Jayaraman nói.

Một cuộc khảo sát của Bankrate cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã không còn đưa tiền boa nhiều như thời đại dịch Covid-19 nữa. Thậm chí 41% số người được hỏi nhận định doanh nghiệp nên chăm lo cho nhân viên của mình bằng cách nâng lương thay vì vòi tiền boa. Khoảng 1/3 số người được hỏi thì cho rằng họ vẫn đưa tiền boa dù chẳng hề muốn.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE