Bắt tín hiệu hỗ trợ, bộ ba cổ phiếu DIG, CEO, L14 tăng trần sau chuỗi giảm 90% giá trị

Một số cổ phiếu bất động sản, trong đó có bộ ba DIG, CEO, L14 đã có những phiên tăng trần vào tuần trước và nối dài sang đầu tuần này khi các thông tin hỗ trợ dần xuất hiện, nổi bật là việc Chính phủ thành lập tổ công tác nhằm tháo gỡ khó khăn cho bất độn

Trong tuần trước, VN-Index đã giảm mạnh trong giai đoạn đầu tuần do ảnh hưởng của câu chuyện giải chấp, tuy nhiên phiên “giải cứu” đã xuất hiện vào ngày thứ Tư khi lực cầu khớp giá sàn gia tăng mạnh mẽ và giải phóng thanh khoản cho phần lớn lệnh giải chấp.

Theo đó, VN-Index đảo chiều từ vùng đáy ngắn hạn 874 điểm và kết phiên thứ Tư quanh vùng 942,9 điểm. Xu thế hồi phục tiếp diễn trong những phiên tiếp theo và chỉ số kết tuần quanh ngưỡng 969,3 điểm, tăng 1,55% so với phiên thứ Sáu liền trước.

Sắc xanh, tím quay trở lại với thị trường trong các phiên cuối tuần trong bối cảnh các thông tin hỗ trợ dần xuất hiện, nổi bật là việc Chính phủ thành lập tổ công tác nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. Bên cạnh đó, việc nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua vào cổ phiếu để “đỡ giá” cùng sự giải ngân mạnh mẽ của khối ngoại để “bắt đáy” cổ phiếu (các quỹ ETF đã mua ròng tổng cộng hơn 1,85 nghìn tỷ đồng trong cả tuần qua) cũng giúp thị trường thoát khỏi vùng đáy ngắn hạn.

Thanh khoản bình quân phiên trên HoSE trong tuần qua đạt hơn 11,7 nghìn tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với 2 tuần đầu tháng 11. Thanh khoản bắt đáy được kích hoạt cùng độ rộng thị trường khá tích cực với nhiều nhóm cổ phiếu phục hồi. Nhiều cổ phiếu bất động sản trong tình trạng bán giải chấp tuần trước nữa đã được “giải cứu” trong tuần qua.

Đà tăng của một số cổ phiếu bất động sản thậm chí tiếp tục nối dài sang phiên đầu tuần này. Đáng chú ý là bộ ba “siêu cổ phiếu” một thời gồm DIG của DIC Corp, CEO của C.E.O Group và L14 của Licogi 14 đã có chuỗi 4 phiên tăng mạnh, trong đó CEO, L14 còn có 4 phiên tăng trần liên tiếp sau khi thị giá bị “thổi bay” hơn 90% giá trị so với vùng đỉnh.

Trong phiên sáng 21/11, cổ phiếu DIG tăng trần lên 12.700 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh tính đến 10h30 là hơn 18 triệu cổ phiếu, trong đó hơn một nửa khớp lệnh giá trần. Với thị giá này, DIG đã tạm thoát khỏi vùng đáy hơn 2 năm và ghi nhận mức tăng hơn 25,7% trong 4 phiên gần đây.

bat-tin-hieu-ho-tro-bo-ba-co-phieu-dig-ceo-l14-tang-tran-sau-chuoi-giam-90-gia-tri-20221121121725.png?rt=20221121121731 Diễn biến giá cổ phiếu DIG một năm qua

Trước đó, chốt phiên 15/11, cổ phiếu DIG đã có phiên giảm sàn thứ 8 liên tiếp và thị giá đã mấp mé về mệnh, xuống 10.100 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường cũng theo đó thổi bay hàng chục nghìn tỷ. Thành quả tăng giá của con sóng đầu cơ trước đó cũng gần như bị triệt tiêu toàn bộ.

Việc giá cổ phiếu DIG liên tục giảm mạnh cũng đã kéo theo một loạt lãnh đạo DIC Corp và người có liên quan cùng cổ đông lớn đã phải đối mặt với “làn sóng” bán giải chấp hàng chục triệu cổ phiếu từ các công ty chứng khoán. Trong đó, riêng gia đình Chủ tịch HĐQT DIC Corp đã bị bán giải chấp 26,1 triệu cổ phiếu DIG (tính đến 11/11).

Tương tự, trong phiên sáng nay, hai cổ phiếu L14 và CEO chứng kiến phiên tăng trần thứ tư liên tiếp. Trong đó, cổ phiếu CEO đã bật tăng từ mức 8.100 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 15/11) lên 11.600 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 43% với dư mua giá trần gần 2,3 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, mức giá này vẫn còn các đỉnh hồi đầu năm hơn 87%. Còn nhớ hồi cuối năm ngoái, chỉ trong 2 tháng cuối năm, thị giá cổ phiếu CEO đã tăng gấp 8 lần lên 9x.000 đồng/cổ phiếu vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, cũng như DIG, sau khi đạt đỉnh, cổ phiếu CEO bắt đầu chuỗi phiên lao dốc không phanh đến phiên 15/11 chỉ còn 8.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm hơn 91% sau 10 tháng và trôi về vùng đáy 15 tháng.

Quảng cáo
bat-tin-hieu-ho-tro-bo-ba-co-phieu-dig-ceo-l14-tang-tran-sau-chuoi-giam-90-gia-tri-20221121121724.png?rt=20221121121926 Diễn biến giá cổ phiếu CEO một năm qua

Sau 4 phiên tăng trần liên tiếp cổ phiếu L14 đã về lại vùng 2x.xxx và tạm kết phiên sáng 21/11 ở 26.700 đồng/cổ phiếu, tăng gần 46% so với mức 18.300 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 15/11).

Cùng với DIG, CEO, L14 được xem là một trong những mã cổ phiếu “tăng sốc, giảm sâu” nhất thị trường giai đoạn vừa qua. Vào tháng 11/2021, L14 nhận được nhiều sự chú ý khi "phi" một mạch từ mức 78.260 đồng (1/10/2021) lên 209.290 đồng/cổ phiếu chỉ trong vòng 1 tháng. Sau tháng 12/2021 giao dịch ở vùng 2xx.000 đồng/cổ phiếu, những ngày đầu tháng 1/2022 cổ phiếu L14 đã nhanh chóng chinh phục mốc 300.000 đồng/cổ phiếu và tiếp tục tăng mạnh lên mức 440.000 đồng/cổ phiếu, thiết lập mức giá cổ phiếu cao nhất trên tam sàn vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, khi con sóng nhà đất qua đi cộng thêm những thông tin bất lợi liên quan đến thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu… thị giá cổ phiếu L14 đã lao dốc nhanh và mạnh còn hơn cách mà cổ phiếu này đi lên. Chốt phiên 15/11, cổ phiếu L14 có phiên giảm sàn thứ 4 liên tiếp còn 18.300 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 96% so với mức đỉnh và trôi về đáy hơn 3 năm.

bat-tin-hieu-ho-tro-bo-ba-co-phieu-dig-ceo-l14-tang-tran-sau-chuoi-giam-90-gia-tri-20221121121727.png?rt=20221121122006 Diễn biến giá cổ phiếu L14 một năm qua

Ngoài bộ ba “siêu cổ phiếu” trên, một số cổ phiếu bất động sản khác cũng chứng kiến chuỗi trần liên tục trong 4 phiên gần đây khi có những thông tin hỗ trợ tích cực và động thái mua vào cổ phiếu để đỡ giá của lãnh đạo doanh nghiệp.

Nổi bật phải kể đến cổ phiếu NLG của Đầu tư Nam Long. Sau 3 phiên trần liên tiếp vào cuối tuần trước đến sáng nay trong chưa đầy 23 phút giao dịch, cổ phiếu này tiếp tục tăng kịch biên độ với dư mua giá trần hơn 1,1 triệu cổ phiếu. Hiện thị giá cổ phiếu NLG ở mức 23.050 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 30% so với mức 17.650 đồng/cổ phiếu chốt phiên 15/11 – mức đáy hơn 11 tháng, đồng thời thu hẹp mức giảm so với đỉnh hồi cuối năm ngoái còn 64%.

Diễn biến tăng giá của cổ phiếu NLG ngoài tác động từ sự hồi của thị trường còn một phần đến từ động thái chi gần 100 tỷ đồng để đăng ký mua vào cổ phiếu NLG của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Trong ngày 15/11, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Nam Long thông báo đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu NLG trong thời gian từ 18/11-17/12 nhằm mục đích đầu tư. Hai con trai ông Quang là Nguyễn Hiệp và Nguyễn Nam cũng đăng ký mua mỗi người 1,7 triệu cổ phiếu trong cùng khoảng thời gian trên.

Ngoài ra, hai lãnh đạo của Nam Long là ông Trần Xuân Ngọc, Tổng giám đốc và ông Nguyễn Huy Đức, Giám đốc Tài chính cũng lần lượt đăng ký mua 250.000 cổ phiếu NLG và 100.000 cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư.

bat-tin-hieu-ho-tro-bo-ba-co-phieu-dig-ceo-l14-tang-tran-sau-chuoi-giam-90-gia-tri-20221121121728.png?rt=20221121122120 Diễn biến giá cổ phiếu NLG một năm qua

Một cổ phiếu bất động sản khác là LDG của Đầu tư LDG cũng ghi nhận mức tăng tích cực trong những phiên gần đây với 4 phiên tăng trần liên tiếp. Từ mức đáy lịch sử 3.220 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 15/11), cổ phiếu LDG đã tăng lên mức 4.200 đồng (phiên 21/11) song thị giá này vẫn thấp hơn tới hơn 84% so với đỉnh hồi đầu năm.

Sau khi về dưới mệnh từ 7/9, thị giá cổ phiếu LDG đã liên tục lao dốc, đặc biệt là dưới áp lực bán giải chấp cổ phiếu của lãnh đạo công ty từ công ty chứng khoán. Riêng, Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng đã bị bán giải chấp khoảng 10 triệu cổ phiếu chỉ trong nửa đầu tháng 11.

Theo các chuyên gia, cho dù một số cổ phiếu như CEO, L14, DIG, NLG,… có dấu hiệu được “giải cứu” tạm thời nhưng áp lực bán ra ở nhiều cổ phiếu bất động sản như NVL, PDR, HPX,... vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Do đó, nhóm cổ phiếu bất động sản nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung vẫn cần thời gian 1, 2 tuần tới để tìm điểm cân bằng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11% Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18%

ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh

Ngày 18/4, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thống nhất thông qua tất cả các nội dung quan trọng, trong đó xác định mục tiêu tăng trưởng có chọn lọc, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo hiệu quả kinh doanh gắn liền với kiểm soát rủi ro, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVCombank báo lợi nhuận trước thuế gần 70 tỷ đồng sau 6 tháng PVcomBank và những dấu ấn

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3332/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Giá vàng rời đỉnh do hoạt động chốt lời Giá vàng thế giới đột ngột sụt giảm Xô đổ mọi kỷ lục, giá vàng SJC tăng lên 120 triệu đồng/lượng

VietABank báo lợi nhuận quý I đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 42,5%

Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 353 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước.

8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

PGBank báo lợi nhuận quý I giảm 17%

Dù các mảng kinh doanh chính đều tăng trưởng, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt 96 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng.

PGBank đạt 76% mục tiêu lợi nhuận trong năm 2024 PGBank chuẩn bị phát hành 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 70% năm 2025

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết đã nhận được kiến nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề cho vay ngoại tệ.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 5 liên tiếp Loạt cổ phiếu ngân hàng có thể bị các cá mập tổng quy mô 20.000 tỷ bán ra trong kỳ cơ cấu tháng 4

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với quy mô tổng thể lên đến 100.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến