Ấn Độ nhập kỷ lục 2,07 triệu thùng dầu/ngày từ Nga

Trong tháng 7/2024, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc trở thành khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, khi nhu cầu của các nhà máy lọc dầu Trung Quốc giảm, do lợi nhuận từ việc chế biến nhiên liệu thấp hơn.

vna-potal-nga-tiep-tuc-la-nha-cung-cap-dau-tho-hang-dau-cho-an-do-stand-20240823104150.jpg
Nhà máy lọc dầu ở thành phố Gubkinsky, Tây Siberia, LB Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Reuters dẫn các nguồn tin trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp của Ấn Độ cho biết, trong tháng 7/2024, nước này nhập kỷ lục 2,07 triệu thùng dầu/ngày từ Nga.

Con số này tăng 4,2% so với tháng 6/2024 và tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng, Nga chiếm 44% tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ trong tháng trước.

Quảng cáo

Trong khi đó, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, nước này chỉ nhập 1,76 triệu thùng dầu/ngày từ Nga trong tháng trước.

Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã đẩy mạnh nhập khẩu dầu của Nga với mức giá giảm sau khi các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt Nga và giảm nhập khẩu năng lượng của nước này. Theo một nguồn tin của Reuters, nhu cầu của Ấn Độ đối với dầu của Nga ngày càng tăng.

Hoạt động thương mại nói chung giữa hai nước này cũng được tăng cường kể từ khi xảy ra xung đột tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Ấn Độ chủ yếu nhập dầu thô và phân bón, nhằm kiểm soát lạm phát trong nước.

Việc Ấn Độ tăng mua dầu Nga đã thay đổi dòng chảy của loại dầu ESPO Blend, từ khách hàng truyền thống là Trung Quốc sang khu vực Nam Á. Lượng dầu ESPO sang Ấn Độ tăng vọt trong tháng 7/2024, lên 188.000 thùng/ngày, khi loại tàu dầu Suezmax có kích thước lớn hơn được sử dụng.

Các nhà máy lọc dầu ở phía Bắc Trung Quốc thường là khách mua lớn nhất của dầu ESPO. Tuy nhiên, nhu cầu của họ gần đây giảm sút do tiêu thụ nhiên liệu trong nước đi xuống.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung